CÁCH CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC

Năm 1998, tôi bắt đầu bị đau ở vùng ngực trái, thỉnh thoảng lan đến giữa nách bên trái. Đau có lúc nhoi nhói thoáng qua vài giây rồi tiếp tục, có hồi nặng ngực như cảm giác có một vật gì nặng đè trên ngực mình, có khi hơi khó thở. Cường độ đau nhói có lúc nhẹ, lúc nặng đến không chịu nổi. Cơn đau có kèm theo một cảm giác sợ, sợ mơ hồ.

Tôi đi xét nghiệm sinh hoá máu tất cả đều trong giới hạn bình thường. Đo điện tâm đồ kết quả là thiếu máu cơ tim vùng hoành. Tôi xử dụng thuốc giãn mạch vành, giảm đau khoảng một tháng nhưng cơn đau chỉ giảm ít rồi tái phát.

Đau ngực xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí cả lúc tôi đang ngủ. Lúc vận động thể lực như lên cầu thang, hay kéo cánh cửa sắt, dẩn chiếc xe Honda, hoặc khi thức khuya học bài cũng thấy cơn đau xuất hiện và cường độ đau có vẽ tăng lên. Có thời gian, đi xe Honda ở những chỗ đường xấu, dằn xốc một chút thôi, cơn đau xuất hiện cùng với cảm giác như tim mình bị rung rinh!

Khi ngủ, trở mình thay đổi tư thế cũng phải nhẹ nhàng, nằm ngữa thì có cảm giác căng lồng ngực và làm siết chặt ở vùng tim, nằm nghiêng trái thì cảm giác như tim bị đè ép. Chỉ có động tác nằm nghiêng phải là tương đối dể chịu. Nếu trong đêm day trở sang tư thế nằm ngữa thì phải đặt một tay lên bụng mới đở khó chịu hơn.

Ban đêm, do hầu hết thời gian chỉ ngủ nghiêng phải nên cơ thể mỏi mệt và rất khó chịu. Có lúc trong khi nói chuyện với người khác, chỉ nói vài câu đã có cảm giác khó chịu, nghẹn ở vùng ngực trái rồi tự động ho một hoặc hai tiếng không tự chủ được.

Tôi có đến bệnh viện lớn gặp một bs chuyên khoa tim mạch. Sau khi khám và xem điện tâm đồ, ông có cho một toa thuốc như tôi đã uống ( Nitromint, Vastarel, MgB6 và Lexomil ). Tôi uống toa thuốc này khoảng nửa tháng, cơn đau thắt ngực giảm rồi lại tái phát. Phiền nhất là khi uống loại thuốc giãn động mạch vành ( Nitromint, Lenitral, Imdur…) thì đầu lại đau dữ dội không thể chịu được. Do đó mỗi lần tim đau nhói, tôi cầm viên thuốc giãn mạch vành trên tay mà ngần ngừ không dám uống! Về sau khi gặp bệnh nhân khai đau đầu khi uống thuốc giãn động mạch vành tôi vô cùng thông cảm

Bây giờ xin phép bạn cho tôi ngưng Hồi một. Tôi sẽ kể tiếp hồi hai sau khi chúng ta lướt sơ về kiến thức của bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim

Như các bạn biết tim là một cơ quan nằm trong lòng ngực trái. Tim có hai buồng trái và phải ngăn cách bằng một vách. Tim phải có nhiệm vụ là đẩy máu đen nhiều thán khí đến phổi và sau khi trao đổi với không khí bên ngoài máu đen trở thành đỏ có nhiều dưởng khí trở về tim trái. Tim trái co bóp đưa máu đỏ để nuôi dưởng tất cả cơ quan, tế bào của cơ thể chúng ta.

Nhưng bản thân tim thì ai nuôi dưởng đây? Thưa các bạn đó là động mạch vành. Động mạch vành là một hệ thống động mạch xuất phát ở động mạch chủ ( là động mạch chính từ tim ra ) và gồm hai nhánh là động mạch vành trái và phải, hai nhánh này lại chia ra nhiều động mạch nhỏ bao quanh tim để nuôi toàn bộ trái tim.

he dong

Bệnh lý mà tôi đang đề cập là bệnh một phần của cơ tim không đũ máu nuôi do một hoặc vài nhánh của hệ động mạch vành bị hẹp lại. Tình trạng hẹp này có thể do mảng xơ vữa bám ở thành động mạch vành hoặc do động mạch vành co thắt tạm thời khiến cho lượng máu qua động mạch vành giảm. Lúc đó cơn đau thắt ngực xuất hiện. Bệnh có tên là thiếu máu cơ tim cục bộ ( thiếu máu nuôi một phần nào đó của cơ tim ), hoặc bệnh động mạch vành, cũng có người gọi là thiểu năng vành ( động mạch vành không làm đũ chức năng của mình là nuôi dưởng tim ).

Khi được bác sĩ cho biết bệnh của mình là thiếu máu cơ tim thì có một số bệnh nhân ngộ nhận có lẽ giống như cơ thể bị thiếu máu nên thường hỏi, xin bác sĩ cho biết vậy tôi phải ăn những thức ăn gì để đũ máu nuôi tim đây? Và bây giờ các bạn đã biết rồi thiếu máu cục bộ cơ tim là tim không nhận đũ máu nuôi do hẹp lòng động mạch vành chứ không phải là do thiếu một chất gì hay thiếu một thứ sinh tố gì đâu. Nên không cần phải ăn thứ gì để “ bổ cho tim ” hết. Mà mục đích của việc điều trị là làm giãn động mạch vành để máu lưu thông nhiều hơn nuôi dưỡng trái tim tốt hơn

Hiện nay việc điều trị bệnh động mạch vành có thể điều trị nội khoa ( dùng thuốc ) hoặc  có thể thông lòng động mạch vành bị hẹp (angioplasty),  hay nối thêm mạch máu bắt cầu qua chỗ nghẽn (bypass surgery).

 

Nhưng để điều trị động mạch vành thì phải dùng thuốc trong thời gian bao lâu? Các bạn phải điều trị liên tục, suốt đời, đó là câu trả lời của các nhà khoa học.

Trong bệnh động mạch vành, theo sách vở thì đa số trường hợp do nguyên nhân mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, nhưng tôi thắc mắc nếu chỉ do mảng xơ vữa gây hẹp thì lúc nào cũng đau chứ tại sao trên thực tế cơn đau lúc có lúc không? Như vậy chắc chắn phải có sự kết hợp giữa mảng xơ vữa bám trong thành động mạch vành kết hợp với tình trạng co thắt động mạch vành thì mới giải thích được điều này.

 

Bây giờ xin các bạn tiếp tục Hồi hai, như các bạn biết tôi bị cơn đau thắt ngực mà uống thuốc giãn mạch vành vào thì lại bị đau đầu dữ dội. Biện pháp giải quyết của tôi là uống thêm thuốc giảm đau đầu nhưng không kết quả.

Sau đó tôi giảm liều thuốc giãn mạch thì đau đầu giảm nhưng cơn đau vùng tim lại không bớt! Tôi đổi qua  thuốc giãn mạch loại dán trên da nhưng cơn đau đầu càng nhiều hơn. Cuối cùng đành phải điều chỉnh liều lượng thuốc giãn mạch và uống Diantalvic mỗi khi đau đầu nhiều.

Thỉnh thoảng tim tôi lại có những cơn nhịp nhanh ( khoảng 100 lần/phút ), ngực trái dồn dập như muốn đứt hơi, nhất là cơn nhịp nhanh xảy ra vào lúc giữa đêm, tôi thức và phải ngồi dậy, vừa mệt vừa có cảm giác lo sợ, tuy nhiên tôi cố giữ yên lặng. Nhưng lần nào thì bà xã tôi cũng thức dậy chăm sóc, an ủi với ánh mắt lo âu không thể giấu được…Tôi suy nghĩ, chắc tôi phải vào nhập viện, rồi công việc của tôi, rồi vợ con sẽ ra sao, rồi…Thưa các bạn, tôi đã nếm một chút sự đau khổ của một người bị bệnh mạch vành và tâm trạng tuyệt vọng của một gia trưởng trong gia đình mà bị một căn bệnh có nguy cơ cao.

Vì thế trong khi đang bị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hành hạ, lại ngồi phòng khám bệnh, tôi thấy có rất nhiều bệnh nhân trong độ tuổi bốn mươi đến khoảng năm mươi lăm cũng ở vào tình trạng đau khỗ như mình, tôi thật vô cùng ái ngại. Tôi nhất quyết khống chế bệnh động mạch vành của mình và tôi muốn giúp đở một chút cho những người cùng hoàn cảnh giống tôi.

Mười bảy năm trôi qua, hiện giờ ( 2015 ) tôi không còn dùng thuốc giãn mạch vành ( Nitromint, Imdur, Lenitral ), Vastarel.. nữa mà tần suất cơn đau thắt ngực của tôi giảm rõ rệt (một tháng có cơn đau ngực một hoặc hai lần hoặc không có ) và cường độ đau nhẹ và thoáng qua. Tôi đã hồi phục và trở lại gần như bình thường trong đời sống gia đình và hoàn thành tương đối tốt công tác khám bệnh tại nơi làm việc.

Điều rất thích thú là  tôi có thể chặn đứng ngay cơn đau thắt ngực mà không dùng thuốc mỗi khi cơn đau xuất hiện.Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh mạch vành cho những bệnh nhân của tôi và họ cũng đã nhận được nhiều lợi ích.  Nhiều bệnh nhân bày tỏ thái độ rất ngạc nhiên vì họ đã chữa nhiều nơi, nhiều loại thuốc… mà đau ngực vẫn cứ đau! Sau đây tôi xin nói về những kinh nghiệm của tôi trong việc cắt cơn đau thắt ngực của bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim:

Khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, tôi đã thử rất nhiều biện pháp:

 

  • Day ấn huyệt Thiếu xung ở phía trong đầu ngón tay út, gần chân móng ngón tay út bên trái ( mộc huyệt của Tâm kinh ). Việc ấn, bấm huyệt Thiếu xung trong những lần đầu tiên có thể làm giảm cơn đau thắt ngực. Nhưng những lần sau không kết quả nữa, cơn đau ngực vẫn còn mà thêm vào là cảm giác rất đau tại huyệt Thiếu xung do động tác bấm.

 

  • Tôi thử cắt cơn đau thắt ngực bằng cách hít thở của viện sĩ A. Mikulin trong quyển “ Sự sống lâu tích cực ”, hít vào sâu rồi phình bụng ra để tạo một áp lực âm trong trung thất để hút máu nhiều vào tim và vào động mạch vành. Nhưng không cắt nỗi cơn đau thắt ngực

 

 

  • Tôi dùng máy sấy tóc, sấy dọc theo tâm kinh trái nhưng chỉ bớt đau rồi cơn đau tái xuất hiện với cường độ cũ nhiều khi lại đau hơn

 

–    Tôi dùng kim châm cứu châm vào huyệt Linh đạo, cơn đau thắt ngực biến mất ngay, nhưng sau đó lại tiếp tục. Không lẽ lần nào đau lại cũng dùng kim châm cứu châm vào da thịt mình sao, chịu sao nỗi?

 

  • Tôi dùng điếu ngãi để cứu các huyệt quan trọng ở Tâm kinh ( Thần môn, Linh đạo, Thiếu trạch, Cực tuyền ) cũng không ăn thua gì.

 

Cuối cùng tôi do duyên may, tôi tìm được cách cắt ngay cơn đau thắt ngực vô cùng đơn giản

 

Tôi xin được tóm tắt: Có 2 cách cắt cơn đau thắt ngực do thiểu năng vành ( thiếu máu cục bộ cơ tim ) không dùng thuốc:

 

  1. Tự bệnh nhân có thể dùng phần mềm của đầu ngón trỏ và cái của tay phải VÉO dọc theo đường từ điểm 1 đến điểm 2 điểm 3, rồi từ điểm 3 đến điểm 4, từ điểm 3 đến điểm 5, từ điểm 3 đến điểm 6. Đó là véo một lượt. Mỗi ngày các bạn véo 3 lần, mỗi lần 2 lượt như vậy. Còn khi nào đau ngực trái các bạn chỉ véo thêm 2 lượt thì cơn đau sẽ giảm và ngưng lại ngay

muscle

 

  1. Động tác thứ hai là dùng nắm đấm tay phải vổ lên vùng dạ dày ( các bạn nhìn theo hình vẽ, phía trên rốn lệch nhẹ bên trái ) nhằm mục đích giảm áp lực ở vùng dạ dày tránh chèn ép lên tim ( khi các bạn vổ vào bụng có thể gây ợ hơi, đây là điều tốt ).

 

Khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, có thể bạn chỉ xử dụng động tác I ( hơn 90% có kết quả tốt ) hoặc có thể kết hợp động tác II ( đấm vùng dạ dày ) nếu trường hợp nặng.

co hoan

 

Lưu ý:  Cơn đau thắt ngực xảy ra đột ngột bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào. Nhiều khi cơn đau thắt ngực xảy ra trong khi ngủ, hoặc đang ăn, hay đang lái xe trên đường. Những trường hợp như vậy bạn có thể dùng bàn tay phải giữ lấy tay cầm xe. Đồng thời dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ của tay trái véo trực tiếp lên ngực trái giữa các xương sườn vài lượt là cơn đau ngực giảm rồi biến mất ngay!

  Dù cơn đau thắt ngực đã được chặn lại hiệu quả, nhưng mỗi ngày các bạn nên véo ngực 2 lần, mỗi lần 2 lượt, xem như đây là biện pháp tập thể dục cho trái tim khoẻ mạnh nhằm hạn chế hiệu quả sự xuất hiện của cơn đau thắt ngực trong bệnh lý động mạch vành

 

CÁCH ĂN UỐNG TRONG BỆNH LÝ THIẾU MÁU CỤC BỘ CƠ TIM:

 

Chế độ ăn uống có liên quan đến tiến triển của bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim và có thể làm tăng hay giảm số lần xuất hiện cơn đau thắt ngực. Như các bạn đã biết thức ăn của chúng ta gồm những nhóm chất chính như sau: Đạm ( thịt cá tôm tép đậu…), Bột ( cơm, bánh mì, bắp, kê, mì sợi, mì gói…), Béo ( dầu, mỡ, bơ…) Rau Trái cây, Nước ( nước giếng, nước ngọt đóng chai, nước trái cây…)

Theo tôi các bạn bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim nên ăn tất cả các nhóm thức ăn uống nói trên. Nhưng lưu ý những điểm sau đây:

  • Thức ăn uống càng có nguồn gốc thiên nhiên và chưa tinh chế ( ăn gạo lứt thay vì gạo trắng…) thì càng tốt
  • Hạn chế tối đa thức ăn có chất bảo quản, bột ngọt, trà, cà phê, thuốc lá, bia, rượu, chất tạo mùi…
  • Hạn chế bánh, kẹo, mứt…
  • Kiêng ăn chất béo động vật, tốt nhất nên xử dụng dầu có nguồn gốc thực vật như dầu mè, dầu phọng, dầu olive, dầu cải… ( chất béo động vật không chỉ có trong các loại mỡ heo, bò, gà.. mà còn ẩn trong các thức ăn như hủ tiếu, bánh canh, chả giò, lạp xưởng, bún bò huế…)
  • Khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, các bạn cần nhớ lại những thực phẩm nào mình ăn trong những bữa ăn trước. Nếu nhiều lần nhớ lại như vậy các bạn sẽ biết được loại thực phẩm ( thức ăn, nước giải khát, rượu bia, chất béo động vật, phô mai…) có khả năng làm xuất hiện cơn đau thắt ngực cho riêng mình. Từ đó các bạn có thể hạn chế tần suất gây cơn đau thắt ngực

 

Comments(61)
  1. huunghja nguyen 8 April 2015
    • BS HUỲNH HẢI 9 April 2015
      • Le thi lai 5 June 2015
        • BS HUỲNH HẢI 5 June 2015
  2. Hà Cường 21 May 2015
    • Le hung the 5 December 2016
      • BS HUỲNH HẢI 5 December 2016
        • Le hung the 8 December 2016
          • BS HUỲNH HẢI 8 December 2016
  3. Tran thi nhung 28 June 2015
  4. Hồng anh 8 August 2015
    • BS HUỲNH HẢI 8 August 2015
      • Hồng anh 9 August 2015
  5. Thu Huong 26 August 2015
    • BS HUỲNH HẢI 27 August 2015
  6. Hà Bình 25 October 2015
    • BS HUỲNH HẢI 26 October 2015
  7. Nguyen thi Diem Thuy 9 December 2015
    • BS HUỲNH HẢI 9 December 2015
  8. Nguyen Trung Thanh 26 December 2015
    • BS HUỲNH HẢI 26 December 2015
  9. ngo thi cam thi 13 January 2016
    • BS HUỲNH HẢI 13 January 2016
  10. nay Hyiok 14 February 2016
    • BS HUỲNH HẢI 15 February 2016
  11. Pham Phuc 25 February 2016
    • BS HUỲNH HẢI 25 February 2016
  12. tonysondao 10 March 2016
    • BS HUỲNH HẢI 10 March 2016
    • BS HUỲNH HẢI 10 March 2016
  13. Nguyễn Thành Phương 16 March 2016
    • BS HUỲNH HẢI 17 March 2016
  14. Nguyễn Hiên 30 March 2016
    • BS HUỲNH HẢI 31 March 2016
  15. Thuờng 18 June 2016
    • BS HUỲNH HẢI 18 June 2016
  16. Trần Hữu Hy 22 August 2016
    • BS HUỲNH HẢI 22 August 2016
  17. ngo tien thanh 23 August 2016
    • BS HUỲNH HẢI 23 August 2016
  18. Vân 5 November 2016
    • BS HUỲNH HẢI 6 November 2016
  19. Thanh Thảo 30 November 2016
    • BS HUỲNH HẢI 30 November 2016
  20. hue nguyen 12 December 2016
    • BS HUỲNH HẢI 12 December 2016
  21. Vũ Quang 13 December 2016
    • BS HUỲNH HẢI 14 December 2016
  22. Nguyễn Thị Thanh Nhàn 11 December 2017
    • BS HUỲNH HẢI 11 December 2017
  23. Bình 12 December 2017
    • BS HUỲNH HẢI 12 December 2017
      • Minh Nguyệt 6 September 2018
        • BS HUỲNH HẢI 6 September 2018
  24. Cao Nhật Linh 17 February 2018
    • BS HUỲNH HẢI 17 February 2018
  25. duclongle 12 March 2018
    • BS HUỲNH HẢI 12 March 2018
  26. Đàm thành 22 December 2018
    • BS HUỲNH HẢI 23 December 2018
    • BS HUỲNH HẢI 27 January 2019

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *