CẢM XÚC THÁI QUÁ VÀ BỆNH

senses

Các bạn đọc chuyện Đông chu Liệt Quốc đều biết Chu Du là Đại đô đốc của nước Đông Ngô. Dù là bậc tài trí uyên thâm nhưng vẫn thua Khổng minh là quân sư của nước Thục một bước.

Mọi tính toán của Chu Du đều bị Khổng Minh phát hiện. Tôi nhớ lần chót, khi Khổng Minh đã chết rồi mà còn lập kế lừa Chu Du đến nổi Chu tiên sinh phải giận dữ, ngửa mặt lên trời than rằng “ Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng ” rồi ngã xuống chết.

Hậu quả của giận thật là dữ dội. Trong thực tế tôi thấy có nhiều bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ổn định bổng gặp chuyện giận dữ huyết áp tăng lên đột ngột dù đang uống thuốc đều đặn theo toa.

Khi giận các cơ bắp đều co lại. Phần tủy của tuyến thượng thận sẽ tiết ra một chất nội tiết có tên là Adrenaline. Chất này làm co mạch ngoại vi, nhịp tim nhanh, đau đầu, chảy nước mắt, cảm giác bồn chồn, tạo điều kiện cho huyết áp tăng …

Vị đại đô đốc của nước Đông Ngô, Chu Du có thể là một trường hợp đột quỵ do quá giận gây tăng huyết áp đột ngột làm vở mạch máu não chăng ?

Nội kinh là một quyển sách y học đầu tiên của Trung Quốc đã biết ảnh hưởng của những xúc cảm đối với cơ thể ( Mừng quá hại Tim, suy nghĩ hại Tỳ, âu sầu hại Phổi, Giận quá hại Gan, Sợ hại Thận ). Thời xưa Ngũ tử Tư một đêm ưu sầu, lo nghĩ tìm cách trốn qua biên ải nước Sở đã bạc cả mái đầu đến nổi lính canh không nhìn ra ( tâm sầu bạch phát )

Giận dữ, ưu tư, lo nghĩ chỉ mới là một vài trong những cảm xúc tâm lý mà người xưa gọi là thất tình HỶ ( mừng ), NỘ ( giận ). ÁI ( thương ) Ố ( ghét ) AI ( buồn ), LẠC ( vui ), CỤ ( sợ ). Những tình cảm này nếu thái quá đều gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Thất tình ở mức độ cao làm cơ bắp chúng ta co lại, tim đập nhanh hơn gây nên cảm giác mệt, hồi hộp, dạ dày tiết nhiều acid HCl hơn tạo nên cảm giác xót ruột, cồn cào, đau bụng…

Nếu bảy thứ tình cảm này cứ tiếp diển với cường độ cao trong thời gian dài thì bộ máy cơ thể của chúng ta rối loạn biết chừng nào. Trong phần này tôi không phải cổ xúy việc tìm cách diệt những cảm xúc tâm lý, mà tôi nghĩ tốt nhất là vẫn phải duy trì những tình cảm mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, sợ ( để còn là một người bình thường phải không )

   Có điều là chúng ta phải biết giữ cho những cảm xúc đó không thái quá, vì chúng ta biết rằng bất cứ một việc gì, một loại tình cảm nào, một thú vui nào… nếu vượt khỏi nguyên tắc “ điều độ ” thì đều có thể gây bệnh cho chúng ta. Các bạn có nghĩ như vậy không?

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *