TẨU HỎA NHẬP MA

TẨU HỎA NHẬP MA KHI TẬP KHÍ CÔNG

khicong

 

Năm hai mươi tuổi, tôi tình cờ đọc quyển sách “ Cái dũng của thánh nhân ” tác giả Nguyễn duy Cần. Trong quyển sách này kể lại nhiều gương dũng, điềm đạm của người xưa. Tôi thích nhất là phần phụ lục, phía sau quyển sách. Đó là phần nói về cách tập tĩnh tọa của Cương Điền là một người Nhật. Đó là phương pháp ngồi hai chân co lại, mông trên gót chân rồi hít thở

sit

 

Theo sách Cái dũng của thánh nhân, lúc còn trẻ Cương Điền người nhỏ, gầy, hay bệnh. Nhưng sau một thời gian tập tĩnh tọa, cơ nhục nở nang, vạm vở, uy nghi, thần khí điềm đạm. Có lần tiên sinh ngồi trên xe, tai nạn xảy ra, xe hư nát mà ông vẫn vô sự.

Tôi rất thích kết quả thần kỳ đó và bắt đầu tập phương pháp tĩnh tọa ( ngồi yên hít thở, tọa công…) của Cương Điền hết sức siêng năng. Vài tháng sau đã có kết quả rồi. Nhưng không phải giống như sách, mà kết quả ngược lại! Tôi thấy trong người lúc nào cũng nóng bức, nhất là hai mắt có cảm giác như “ đổ hào quang ”. Thêm nữa là cảm giác đầy bụng. Lồng ngực căng tức không thể chịu được, hơi thở khó khăn và có cảm giác mệt như muốn đứt hơi. Trong lòng nóng nảy, bực bội không yên… Lúc đó tôi nghĩ mình bị “ tẩu hỏa nhập ma ” rồi chăng. Tôi tự hỏi không biết trong khi tập Khí Công tôi đã hít thở sai ở điểm nào.Tâm trạng tôi lúc bấy giờ thật hoang mang, sợ hãi. Không biết phải làm sao, không biết nói với ai để giúp mình đây?

tauhoanhapma

 

Tôi ngưng tập tĩnh tọa và mấy tháng sau dần dần mới trở về trạng thái bình thường. Từ đó mặc dù rất thích tập Khí công ( Khí công gồm tĩnh khí công và động khí công, phương pháp tĩnh toạ thuộc tĩnh Khí công ). Và dù tôi vẫn mua nhiều sách Khí công nhưng chỉ đọc thôi rồi xếp vào. Nhất là những phương pháp hít thở có động tác nín hơi lại tôi lại càng sợ hơn

Lúc đó tôi không hiểu tại sao hít thở lại xảy ra tình trạng “ tẩu hỏa nhập ma ” như vậy. Tại sao có tác giả khuyên thở hai thì ( thở ra rồi hít vô liền ), ba thì ( hít vào, nín hơi, thở ra ), bốn thì ( hít vào, nín hơi, thở ra, nín hơi ). Thời gian hít vào, nín hơi, thở ra lại thay đổi tùy từng tác giả ??? Tôi hỏi nhiều người, đọc nhiều sách mà vẫn không tìm được câu trả lời thỏa đáng.

   Đến khi bước vào nghề y, những kiến thức y học hiện đại và với những kinh nghiệm cá nhân tôi mới hiểu được vấn đề mà mình đã quan tâm ( hẹn các bạn kỳ sau )

Comments(4)
  1. Thien Tam 25 July 2016
    • BS HUỲNH HẢI 25 July 2016
      • Ngoctn 21 May 2022
        • BS HUỲNH HẢI 22 May 2022

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *