THOÁI HOÁ KHỚP GỐI

Đau khớp gối và đi đứng khó khăn là triệu chứng hay gặp ở người trung niên và người già. Nguyên nhân là khớp gối bị thoái hóa. Theo thời gian khớp gối ngày càng bị già đi , bị thoái hóa nhiều hơn. Cấu trúc của xương đùi, xương cẳng chân bị thưa, yếu, dịch khớp gối bị khô, hệ thống dây chằng bị yếu, nhão.

Cuối cùng dẩn đến tình trạng yếu, mỏi, đau nhức vùng gối.

Khi điều trị bác sĩ thường cho thuốc giảm đau, kháng viêm, thư giản cơ, thuốc hỗ trợ khớp như glucosamin…

Loại thuốc giảm đau nhẹ nhất là thuốc giảm đau ngoại vi như Paracetamol. Mạnh hơn một chút là thuốc kháng viêm Non steroid như Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib… Thuốc kháng viêm giảm đau mạnh hơn nữa là corticoid ( Prednisolone, Methyl Prednisolone… Thuốc giảm đau có thể xử dụng riêng lẻ hay phối hợp. Những thuốc nói trên có tác dụng giảm đau đôi khi thật ngoạn mục. Uống vào vài hôm đã thấy hết đau. Nhưng khi ngừng thuốc, cơn đau khớp lại tái xuất hiện!

Cuối cùng do uống các loại thuốc trên trong thời gian dài , người bị thoái hóa khớp vừa không hết đau do chứng thoái hoá khớp lại vừa thêm một bệnh nữa là đau dạ dày. Đôi khi có những trường hợp nặng hơn nữa là xuất huyết do tổn thương dạ dày

Các bạn biết không, có một cách khác để giải quyết đau do thoái hóa khớp hữu hiệu và hầu như không có tác dụng phụ và làm mạnh khớp gối. Đó là tập thể dục vùng gối.

Có nhiều động tác tập cho khớp gối

Theo kinh nghiệm điều trị tôi thấy có một động tác đơn giản, dễ áp dụng và có hiệu quả tốt cho người lớn tuổi bị đau khớp gối mà không có tác dụng phụ

Động tác này chủ yếu giúp hệ thống dây chằng vùng khớp gối được mạnh, dẻo dai. Các bạn xem lại hình minh hoạ sẽ thấy hệ dây chằng là phần chủ lực cho sự vận động khớp gối ( và tất cả khớp trong cơ thể  nữa ). Do đó đây là bài tập dù vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp khớp gối khỏe mạnh.

BÀI TẬP THỂ DỤC KHỚP GỐI: Tay trái đặt tại thắt lưng. Bàn tay phải đặt lên tay trái. Chiều rộng 2 chân bằng chiều rộng 2 vai. Từ từ rùn gối xuống rồi đứng thẳng lên, mỗi ngày 2 lần mỗi lần tập khoảng 40 lượt ( cẳng chân và đùi hợp thành một góc khoảng 120 độ = ngồi xuống giữa chừng, không cần ngồi quá thấp )

 

Trong khi tập động tác này, các bạn nên tập chậm và vừa tập vừa chú ý đến vùng dây chằng trước khớp gối. Buổi sáng tập đứng lên ngồi xuống 40 lượt, chiều 40 lượt nữa .

    Lúc đầu, các bạn có thể tập mỗi ngày 2 lần mỗi lần tập khoảng 10 lượt, dần dần các bạn tăng số lượt lên cho đến đủ số 40 lượt mỗi lần. Những bác lớn tuổi, yếu, có thể có thể tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 đến 10 lượt. Hoặc không cần đặt 2 tay sau lưng và có thể vừa tập vừa nắm tay vào cạnh bàn cũng được

 

Kỳ diệu thay, chỉ một động tác thể dục “ đứng lên ngồi xuống “ cũng đủ cải thiện chứng đau do khớp gối bị thoái hóa ( Ngoài ra các bạn nên uống bổ sung calcium D và phơi nắng sáng mỗi ngày # 30 phút , tránh ngồi xổm vì làm căng đau dây chằng khớp gối ). Nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập đơn giản này. Các bạn hãy thử xem!

tapgoi

Comments(22)
  1. thu 28 June 2015
    • BS HUỲNH HẢI 28 June 2015
  2. sen 8 July 2015
  3. Huyen tran 18 January 2016
    • BS HUỲNH HẢI 20 January 2016
      • Huyen tran 15 February 2016
  4. phươnh 16 March 2016
    • BS HUỲNH HẢI 17 March 2016
  5. phươnh 17 March 2016
  6. Quyết Thắng 25 August 2016
    • BS HUỲNH HẢI 26 August 2016
    • BS HUỲNH HẢI 2 September 2016
  7. Nguyễn thị lục 22 June 2017
    • BS HUỲNH HẢI 23 June 2017
  8. Trần Hóa 8 September 2017
    • BS HUỲNH HẢI 8 September 2017
  9. Thu Trang 27 August 2018
    • BS HUỲNH HẢI 27 August 2018
      • Thu Trang 28 August 2018
        • BS HUỲNH HẢI 28 August 2018
          • Thu Trang 29 August 2018
          • BS HUỲNH HẢI 29 August 2018

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *