Bạn nói rằng lúc nào cũng thấy đàm ở họng phải không? Nhiều bệnh nhân cũng đã nói như vậy. Đàm vướng ở họng có lúc như muốn nghẹt họng. Khạc hoài vẫn còn hoài. Bệnh nhân đi khám bệnh nhiều mà hình X quang phổi cũng chụp nhiều. Phim phổi vẫn sáng mà vẫn chưa yên tâm.
Tuy nhiên trong đa số các trường hợp, bệnh nhân lại không bị bệnh ở phổi mà bị viêm xoang sàng sau. Các bạn nhìn lại ảnh minh họa sẽ thấy 2 xoang sàng sau trái và phải có một ống thông với thành sau của họng.
Khi bị viêm xoang sàng sau, đàm nhớt sẽ chảy xuống thành sau họng làm các bạn lúc nào cũng có cảm giác đàm ở họng. Ở những bạn này, đàm sẽ kích thích họng gây phản xạ sinh ho. Và cứ ho mãi vì có lúc nào đàm ở họng hết được đâu.
Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân đến khám với lý do đàm vướng ở họng và ho kéo dài gần cả tháng. Những bệnh nhân này đã đi đũ nơi, kể cả bệnh viện chuyên trị lao, uống quá nhiều thuốc kháng sinh, long đàm.. mà không thấy kết quả. Toa thuốc nhiều mà phim X quang phổi cũng không ít, nhưng phim nào cũng có kết quả bình thường.
Nếu ở vào trường hợp này các bạn nên kiểm tra chụp phim xoang ( dỉ nhiên là phải đi đến bác sĩ để được khám và cho chỉ định chụp ). Còn ở nhà các bạn cần sử dụng hai “ tì nữ ” đã biết: Xông hơi nước và Khò họng ( mỗi ngày xông hơi nước hai lần và khò họng nhiều lần mỗi khi có đàm ở họng ).
Xông hơi để hơi nước sôi bay vào các xoang. Hơi nước này sẽ đọng lại thành nước và hoà với dịch, đàm nhớt đặc trong xoang thành một dung dịch loãng hơn. Dung dịch này sẽ theo định luật từ trên cao chảy xuống thấp ( xuống họng ). Xông hơi nước sôi để sạch xoang. Và động tác Khò họng để sạch họng
Các bạn sẽ thấy các “ tì nữ ” này cũng “ xuất sắc trong nhiệm vụ mới ” !
GHI CHÚ:
Động tác Khò họng: các bạn uống một ngụm nước nấu sôi, còn ấm hoặc đã để nguội. Sau đó các bạn ngữa cổ lên trời làm động tác đẩy nước lên bằng lực từ cổ họng để tạo thành âm thanh Khò…Khò…Khò…. rồi nhổ ra ngoài
Nhiều bệnh nhân khi được hướng dẩn cách Khò họng vẫn chưa thấy yên tâm còn hỏi thêm có cần cho muối vào không. Thưa các bạn, không được cho muối vào. Các bạn vẫn nghĩ: Khò nước muối để sát khuẩn, diệt virus ư? Điều này còn phải xem lại, với nồng độ muối như thế nào thì virus, vi khuẩn có thể chết được? Tôi nghĩ chỉ làm họng mình đang bị viêm, loét càng khó chịu thêm mà thôi. Vả lại ở đây, chúng ta muốn dùng lực cơ học của nước để đẩy vi khuẩn ra khỏi niêm mạc họng. Do đó các bạn cần Khò thật mạnh và khò thật nhiều lần và chỉ bằng nước sôi để nguội hoặc ấm ( hay dùng nước tinh khiết, nước khoáng đóng chai cũng được ). Chú ý khò xoáy vào vị trí họng đang bị đau, bị ngứa.
Các bạn uống 1 ngụm nước, ngữa cổ, khò mạnh rồi nhổ nước ra ngoài ( đó gọi là 1 lần khò nước ). Mỗi ngày các bạn khò 40 lần ( khò khi ho, khi ngứa cổ, đau họng, khi họng vướng đàm, khò vào lúc nửa đêm thức dậy đi tiểu VÀ quan trọng là các bạn khò sau khi ăn, sau khi uống nước ngọt, mục đích là thức ăn không còn ở họng. Họng sạch thức ăn sẽ không là động cơ để thu hút vi khuẩn và siêu vi đến ).
Càng khò mạnh, nhiều lần thì họng chúng ta càng sạch, còn rất ít siêu vi và vi khuẩn. Điều này giúp việc điều trị viêm họng dễ dàng hơn