NGỦ TĂNG ĐỘNG

                                                                                   NGỦ TĂNG ĐỘNG

 

Do liên quan đến đề tài ngày hôm nay, xin phép các bạn cho tôi nhắc lại chuyện ông nội của tôi. Chuyện này do ba tôi kể cho 2 anh em tôi nghe. Sau khi bà nội tôi bị bệnh mất, ông nội tôi theo bà nội sau, lúc ấy, ông đang là tài xế chạy xe đò Chợ lớn Tây Ninh ông đổi qua chạy tuyến Chợ Lớn Hậu nghĩa.

Ông nội có học võ, tướng tá dữ dằn,da đen, gương mặt đầy sẹo do hồi nhỏ ông bị bệnh đậu mùa, ông nói chuyện rổn rảng. Nhưng bản tánh ông hiền, trọng nghĩa, thương người dưới tay, giúp người khi sa cơ lỡ thế. Nên trong nghề xe và hàng xóm, ai cũng thương. Ở trong nhà cũng vậy, bà nội sau này cũng thương và chăm sóc cho ông như bà nội trước.

Có điều, cả 2 bà không ngủ chung với ông, bà nào cũng ngủ trên 1 cái ghế bố đặt gần đó. vì ông nội tôi có tật là ngủ hay mớ, nói om sòm như đang nói chuyện với ai lúc thức.

Còn nếu ông đang ngủ mà ai đụng vào người, ông sẽ múa võ đấm và đá người gọi mình dậy, dù lúc đó ông đang ngủ ngon. Nên khi có việc gì muốn gọi ông lúc ngủ thì phải đứng xa mà cầm một cây dài khều nhẹ ông và gọi ông thức dậy cho an toàn.

 

Thưa các bạn, tôi xin phép ngưng câu chuyện của ông nội tôi để nói về một cái tật là khi ngủ hay mớ, la hét, quơ tay quơ chân. Bệnh này thì thỉnh thoảng mới gặp. Tôi tạm gọi đây là chứng ngủ tăng động.

Tôi xin giới thiệu 2 bệnh nhân có giấc ngủ tăng động:

***Người bệnh đầu tiên tôi gặp, ông tên Nghĩa 64 tuổi. Ông Nghĩa có tật là ngủ mơ phần nhiều là ác mộng. Lúc mơ tay chân vung vẩy, miệng la hét to như đang thức. Ông Nghĩa nói tôi bệnh từ lúc còn thanh niên, chưa lập gia đình. Chữa hoài chẳng khỏi. Ông Nghĩa được tôi hướng dẩn mỗi ngày tốn 15 phút để thực hiện một động tác nhẹ nhàng. Sau 2 tháng, số lần chiêm bao của ông mỗi đêm giảm đi hơn 50% và chất lượng của giấc chiêm bao nhẹ nhàng hơn. Rồi sau một thời gian nữa, ngủ có chiêm bao,  nhưng tay chân ông không còn quơ, đấm, đá và ông không hét to khi mơ như lúc trước.

***Bệnh nhân thứ hai là ông Sáng 68 tuổi. Hơn 1 năm nay, mỗi lần ngủ, ông Sáng thường chiêm bao gặp ác mộng. Lúc đó người nhà thấy ông Sáng nằm ngủ, nhắm mắt nhưng miệng la hét và tay chân luôn vận động. Ông Sáng tự thực hiện một động tác ở vùng cổ. Sau một tháng ông không còn chiêm bao gặp ác mộng hay không còn la hét, quơ chân quơ tay nữa.

Thưa các bạn, dù 2 trường hợp ngủ chiêm bao, la hét quơ chân quơ tay trên đây được điều trị bằng cách tác động lên vùng 2 bên cổ, có kết quả tốt. Tuy nhiên do chỉ có 2 trường hợp nên chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả của cách điều trị này. Dù sao cũng là một cách chữa bệnh đơn giản, hiệu quả, ít xâm lấn mà người bệnh tự mình áp dụng. Nếu ở vào trường hợp này các bạn áp dụng xem

VỊ TRÍ CHƯỜM: ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ THẦN KINH PHẾ VỊ Ở ĐOẠN CỔ:

Các bạn lưu ý, khi chúng ta chườm đúng lên thần kinh phế vị ở cổ, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng trên động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh (do 2 thành phần này nằm sát cạnh của thần kinh phế vị). Ngoài sự tác động của nhiệt độ nóng làm hoạt hoá dây thần kinh phế vị còn giúp máu huyết lưu thông vùng đầu mặt não góp phần chữa bệnh ngủ tăng động.

  • Cách chườm nóng lên thần kinh phế vị:

– Có thể dùng khăn vải nhúng nước nóng 80 độ C, vắt ráo rồi chườm lên thần kinh phế vị ở 2 bên cổ. Các bạn có thể chườm nóng từng bên cổ, mỗi bên 7.5 phút

Khi nấu nước, khi thấy sôi tim ở thành nồi và đáy nồi là đủ (khoảng 80 độ C). Nếu nấu nước quá sôi, nhiệt độ sẽ cao 100 độ hoặc nóng hơn nữa, không tốt cho việc điều trị.

Mỗi ngày các bạn nên chườm nóng lên thần kinh phế vị 1 đến 2 lần.

Chườm lúc nào?

Theo kinh nghiệm riêng nếu chườm 1 lần thì nên chườm vào buổi tối trước khi ngủ vì có kết quả hơn lúc chườm buổi sáng hay trưa. Còn chườm 2 lần thì các bạn có thể chườm lúc sáng và tối.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA CHƯỜM:

    Nếu chỉ chườm nóng để tác động lên thần kinh phế vị ở vùng cổ mỗi ngày 1 lần (thời gian là 15 phút) với nhiệt độ khoảng 80 độ C thì hầu như chưa thấy có tác dụng phụ bất lợi nào cho sức khỏe. (Không được chườm nóng lên thần kinh phế vị ở vùng cổ với nhiệt độ >80 độ C và thời gian chườm kéo dài >15 phút vì khiến cơ thể có cảm giác nóng, bứt rức, khô miệng, hồi hộp…)

Kết quả sẽ đến sau khoảng 20 ngày chườm nóng. Và người bệnh ngủ tăng động sẽ dần dần có một giấc ngủ yên.

CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT GIẤC NGỦ ÊM ĐỀM. KÍNH CHÀO CÁC BẠN.

Leave a Comment