TIÊU CHẢY

CÀNG GÂY TIÊU CHẢY THÊM!

as

Một bệnh nhân tiêu chảy cầm toa thuốc khám bệnh ở nơi khác đến. Người bệnh nói: tôi đã uống thuốc ba ngày mà sao buổi sáng nay vẫn còn tiêu chảy hai lần, bụng vẫn còn đau lâm râm quanh rốn

Tôi xem lại toa thuốc và nói với bệnh nhân: nếu ghi đơn thuốc thì tôi cũng ghi tương tự như vậy thôi. Nhưng khi đang uống thuốc thì anh có kiêng ăn uống gì không? Người bệnh nói, tôi có kiêng chứ, tôi kiêng tất cả: cơm, hủ tiếu, cháo…Tôi chỉ uống sữa để cho khõe thôi.

 

Hầu hết bệnh nhân nghĩ rằng khi mắc bất cứ bênh gì thì uống sữa là tốt nhất. Nhưng với tiêu chảy theo tôi không được uống sữa vì chất béo trong sữa có thể kích thích nhu động ruột càng làm tăng tình trạng tiêu chảy thêm

Một lý do nữa là có một số người trong cơ thể thiếu men lactoza để tiêu hóa chất ngọt trong sữa là lactose nên uống sữa trong khi mình đang bị tiêu chảy thì bệnh càng nặng thêm nữa

 

Cũng có những bệnh nhân khác không uống sữa, vẫn uống thuốc theo toa mà tiêu chảy vẫn không chịu dứt và bụng còn đau. Lý do là mỗi ngày bệnh nhân này có ăn ba, bốn hũ sữa chua. Bệnh nhân nói: tôi nghe nói trong sữa chua có men Lactobacillus acidophilus có thể trị tiêu chảy nên tôi ăn nhiều sữa chua

Tuy nhiên xin các bạn nhớ, sữa chua là một sản phẩm làm từ sữa ( là một chất béo ) nên vẫn bất lợi trong khi tiêu chảy.

Tóm lại khi các bạn tiêu chảy, nên kiêng những thứ sau đây: sữa, sữa chua, dầu, mở, bơ, phó mát… Còn tất cả thức ăn như cơm, cháo, bánh mì, bánh canh, hủ tiếu, thịt, cá, tôm tép… phải ăn bình thường ( không được cho dầu mở bơ vào các thức ăn này ) và các bạn nên uống đầy đũ nước và chất khoáng ( nước suối, Oresol, Hydrite ) để bù lại lượng nước và các ion Natri, Kali, Calci mất trong khi bị tiêu chảy, nôn ói… Cùng lúc với tiêu chảy nếu đi kèm với sốt chứng tỏ sự có mặt của vi khuẩn ( nhiễm khuẩn đường tiêu hoá ) các bạn cần đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán đúng và uống thuốc theo toa thì bệnh tiêu chảy mới nhanh khỏi được

Leave a Comment