TẠI SAO TÔI BỊ TẨU HOẢ NHẬP MA KHI TẬP KHÍ CÔNG ?

Như các bạn biết hít thở là quá trình trao đổi khí: thải ra khí độc ( phần lớn là CO2) và hấp thu dưỡng khí ( Oxy = O2 ) vào cơ thể. Sự trao đổi này chủ yếu ở phế nang. Phế nang là đơn vị chức năng của phổi. Phổi có hàng trăm triệu phế nang. Nếu con người ngưng thở hơn 5 phút đã có vấn đề lớn rồi

Như vậy hít thở là động tác thiết yếu cho sự sống.

Nhưng tại sao trong khi tập hít thở ( tập Khí công ) lại xảy ra tình trạng “ tẩu hoả nhập ma ” ?

Tại sao tôi bị đầy bụng, tức ngực khó thở, nóng mắt, cảm giác bức rức và mệt muốn đứt hơi sau khi tập khí công một thời gian? Các bạn có gặp tình trạng “ tẩu hỏa nhập ma ” này không? Tại sao?? Tại sao??? Câu hỏi này đã theo tôi hơn ba mươi năm.

Có người nói tại tôi hít vào quá sâu, qua khỏi huyệt Đan Điền ( cách rốn một thốn rưởi tương đương với chiều ngang của ba ngón tay trỏ, giữa, áp út ) và chạm đến vùng những huyệt liên quan đến vùng sinh dục ( huyệt Trung cực ) nên mới xảy ra tình trạng trên. Tôi chỉ nghe, ghi nhận nhưng thật tình vẫn chưa “ tâm phục khẩu phục ”. Tôi nghĩ tất cả phải giải thích bằng khoa học và phải hiểu rõ ràng mới được

Ba mươi năm lẩn quẩn để tìm ra lời giải thích, ba mươi năm rất thích tập khí công mà không dám tập, sách Khí công mua rồi cũng xếp lại ở đầu giường. Sau một thời gian, tôi đã tự tìm ra câu trả lời tại sao tôi bị tẩu hỏa nhập ma, và từ đó tôi biết được cơ chế của hít thở và hiểu được tại sao tôi bị “ tẩu hoả nhập ma ” khi tập hít thở sai. Tuy nhiên câu trả lời này chưa hẳn được tất cả các bạn hài lòng. Nhưng bấy nhiêu cũng đũ làm thỏa mãn những thắc mắc về tác hại do cách hít thở sai, cho riêng tôi.

Các bạn đọc sách khí công, hoặc nghe những người tập khí công có những cách nói như: Hít sâu cho khí đi vào Đan điền, hoặc dẩn khí theo 2 kênh Nhâm Đốc. Hay dẩn khí ra bàn tay và thậm chí đến cả hai bàn chân.

Những tác giả và người tập Khí công đều đưa ra dẩn chứng: Nếu khí, không đến đan điền thì tại sao vùng đan điền ( vùng dưới rốn 1,5 thốn ) to ra khi chúng ta hít vào? Còn nếu khí không đi xuống chân thì tại sao bàn chân trở thành màu đỏ, hồng hào và có cảm giác rần rần như khí chuyển động???

   Bây giờ hãy gát lại những hiện tượng và lý giải này để chúng ta quan sát quá trình hít thở một cách khoa học, khách quan.

HỆ HÔ HẤP của con người bắt đầu từ mũi, khí quản, phế quản phải và trái, rồi những tiểu phế quản rồi những phế quản cực nhỏ là phế quản tận, cuối cùng là những chùm phế nang.

Xung quanh những chùm phế nang có rất nhiều mạch máu nhỏ. Không khí khi được hít vào sẽ đi theo trình tự từ mũi, hầu, khí quản, phế quản… và cuối cùng đến các phế nang

hehohap

Chúng ta hãy quan sát tiếp đến HỆ TUẦN HOÀN. Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ thống mạch máu. Tim có hai buồng trái và phải, được ngăn cách bằng một vách. Tim trái đẩy máu đỏ có nhiều dưỡng khí và chất bổ dưỡng vào hệ động mạch đến nuôi dưỡng các cơ quan, tế bào trong cơ thể.

Tại đây sau khi làm nhiệm vụ cung cấp dưỡng khí và chất dinh dưỡng, máu đỏ sẽ nhận lấy chất cặn và thán khí ( khí CO2 ) để trở thành máu đen và theo hệ tĩnh mạch để trở về tim phải. Máu đen từ tim phải qua động mạch phổi, đến phổi rồi máu đen sẽ len lỏi trong các mạch máu thật nhỏ bao quanh các phế nang.

Lúc các bạn hít vào sẽ mang dưỡng khí vào tận các phế nang. Sự trao đổi khí và máu tại đây ( tại vô số phế nang và vô số mạch máu nhỏ bao quanh phế nang gọi là hệ mao mạch phổi ) sẽ làm cho máu đen nhiều thán khí ( khí CO2 ) trở thành máu đỏ nhiều dưỡng khí ( Oxy hay khí O2 ). Máu đỏ lại trở về tim trái và bắt đầu một chu trình mới ( các bạn xem hình minh hoạ bên dưới )

timphoi

phenang

* Xin các bạn chú ý sự trao đổi khí tại các phế nang có hoàn toàn hay không? Điểm chính là ở thì thở ra. Khi các bạn thở sạch ra hết những khí cặn ở các túi phế nang thì đường dẩn khí ( từ mũi, khí quản, phế quản lớn, phế quản tận, các phế nang ) mới trống trải, thì lúc hít vào không khí sạch, mang nhiều dưỡng khí mới đi vào tận các phế nang để quá trình trao đổi khí tốt được

Còn nếu trong thì thở ra, các bạn thở ra không hết, số không khí cặn vẫn choán chỗ ở các túi phế nang thì không khí trong sạch không vào đến các phế nang, sự trao đổi khí tại phế nang sẽ không đạt yêu cầu. Lúc đó tại phế nang, cơ thể không nhận được không khí sạch, đồng thời trong cơ thể cũng không thải được chất cặn bả, chất độc, thán khí ra ngoài.

Nếu sự trao đổi khí ở phế nang không tốt, thì máu đen ( chứa nhiều thán khí= khí độc= CO2 ) đến phổi rồi khi trở lại tim trái, máu vẫn chưa thực sự đỏ. Cuối cùng là cơ thể chúng ta không được nuôi dưỡng mà còn bị ngộ độc.

Càng tập khí công kiểu này ( kiểu thở ra cạn, không đẩy hết thán khí từ các phế nang ra ) lâu ngày thì cơ thể càng bị ngộ độc nặng hơn.

* Và các bạn hãy chú ý thêm một điều quan trọng nữa. Trong khi hít vào, không những không khí đi vào phổi mà còn có một số khí đi vào trong dạ dày. Nếu chúng ta há miệng trong thì hít vào thì số không khí vào dạ dày càng nhiều hơn. Lâu ngày, không khí càng ứ ở dạ dày, gây cảm giác đầy bụng, ậm ạch. Khi dạ dày đầy hơi lại chèn ép cơ hoành lên tim gây tình trạng nặng ngực, khó thở, mệt, tim đập nhanh

* Áp lực máu ở vùng đầu mặt tăng lên gây cảm giác nặng đầu, nóng mắt.

* Cơ thể tích lũy nhiều thán khí sẽ gây những biến đổi sinh học tạo cảm giác nóng, bức rức trong người.

* Hệ thần kinh bị kích thích khiến người tập Khí công sai sẽ có cảm giác bồn chồn, bực bội…

TÓM LẠI tất cả những triệu chứng đầy bụng, tức ngực, khó thở, nóng mắt, bức rức, mệt, tim đập nhanh do hít thở sai… theo tôi nghĩ đều do 2 cơ chế: một là sự trao đổi khí không tốt tại phế nang ( làm tăng nồng độ CO2 trong máu ), hai là sự chèn ép cơ hoành lên tim do dạ dày bị ứ đầy không khí

Vậy là Tất cả những biểu hiện gọi là “ tẩu hỏa nhập ma ” mà tôi đã bị khi tập Khí công sai đều được giải thích khoa học

 

* Có nhiều tác giả khuyên thở 3 thì ( hít vào, nín thở, thở ra ) hay thở 4 thì ( hít vào, nín thở, thở ra, nín thở ). Những tác giả này khuyến khích trong động tác hít thở phải có thì nín thở.

Thật tình tôi chưa có kinh nghiệm trong các cách tập hít thở có thì nín thở. Nếu nín thở, thì thời gian nín thở là bao lâu? Nín thở sau khi hít vào và nín thở sau khi thở ra có khác nhau gì không? Thì nín thở bao lâu thì tốt, tốt thì tại sao tốt? Và thời gian của thì nín thở bao lâu thì có hại? Tôi chưa nghe tác giả nào giải thích rõ ràng

Riêng tôi có thời gian tập Khí công theo tác giả Cương điền trong quyển Cái dũng của thánh nhân. Trong phương pháp hít thở này tôi có tự ý thêm vào động tác nín thở. Tôi không nhớ là lúc trước mình nín thở trong thời gian bao lâu trong 1 hơi thở. Tuy nhiên kinh nghiệm bị “ tẩu hoả nhập ma ” một lần TÔI SỢ CHO ĐẾN BÂY GIỜ

Ý kiến riêng của tôi trong việc tập Khí công ( tĩnh khí công hay động khí công): THỞ 2 THÌ ( thở ra, hít vào ) LÀ AN TOÀN NHẤT  

  • Một điểm không được hợp lý trong cách lý giải của người xưa: Như các bạn biết giữa ngực và bụng của chúng ta được ngăn cách bởi một cơ dày, chắc chắn gọi là cơ hoành. Cơ hoành ngăn cách ngực và bụng, chỉ chừa vài lổ kín để các mạch máu lớn và thực quản đi qua.

Như vậy, rõ ràng phổi và tim nằm trên, còn bụng nằm phía dưới cơ hoành

Không khí đi từ mũi vào khí quản, phế quản và đến tận cùng là các phế nang. Do đó dù hít vào thật sâu, không khí cũng chỉ đi vào hai phổi, chớ không thể đi xuống bụng, xuống huyệt Đan Điền ( dưới rốn 1,5 thốn ) được

ngucbungcohoanh

* Nếu dựa vào chuyện thấy bụng phình nhẹ khi hít sâu rồi bảo đó là khí đi vào tận Đan Điền ( huyệt của Nhâm mạch, cách rốn 1,5 thốn ) là không hợp lý. Chẳng qua khi hít sâu, thể tích phổi giãn ra, nhất là 2 đáy phổi. Điều này làm đẩy cơ hoành xuống phía dưới gây cho vùng bụng phình nhẹ lên ( các bạn xem hình minh hoạ ngay phía dưới )

bungphinh

* Còn nói người tập khí công lâu ngày thì khí đi đến hai lòng bàn tay và hai bàn chân vì thế hai bàn chân và hai bàn tay trở nên hồng hào đồng thời có cảm giác rần rần bên trong “ thường gọi là cảm giác đắc khí ”. Đó chẳng qua là người tập khí công lâu ngày sẽ buông lỏng, thư giản được tốt hơn, mạch máu ở bàn chân và tay giãn ra. Người tập có cảm giác rần rần và da đỏ hồng là do máu tràn đến chỗ giãn. Chỉ có vậy thôi.

Như người uống rượu bia, mạch máu ở mặt, lòng bàn tay, chân cũng giãn và cũng đỏ hồng hào, cảm giác lâng lâng thoải mái không lẽ cũng nói “ đắc khí ” sao? Một số người bị tăng huyết áp mặt đỏ hoặc những cô gái hay có tính cả thẹn mặt đỏ rần cũng “ đắc khí ”?

* Còn những cách tập Khí công để có những khả năng huyền bí thì tôi chỉ nghe hoặc đọc qua sách chứ không được thấy tận mắt nên không đề cập ở đây

Khí công là phương pháp tập hít thở gồm 2 loại: động khí công ( Thái cực quyền, Bát đoạn cẩm, Dịch cân Kinh, Ngũ cầm Hí…) và tĩnh khí công ( tĩnh toạ ) đã được người xưa nghiên cứu lưu truyền. Khí công không có gì huyền bí, được hiểu đơn giản là cách tập hít thở đúng. Dịch cân Kinh, Thái cực Quyền, Bát đoạn Cẩm.. thuộc động khí công, cũng dựa trên cơ thể, không khí và những động tác, dựa trên mọi thực tiển của cuộc sống. Do đó tất cả những diển biến của cơ thể khi tập khí công đều phải được giải thích bằng khoa học .

@ Từ những nguyên tắc khoa học của động tác hít thở đã trình bày ở phần trên, chúng ta có thể áp dụng để tập hít thở, tập khí công cho có kết quả và nhất là được an toàn.

@ Hít thở trong tĩnh toạ phải thật nhẹ nhàng, toàn thân hầu như buông lỏng, hạn chế sử dụng các cơ.

Khi hít thở các bạn nên chú ý đến cảm giác cơ thể của chính mình, phải khoẻ khoắn, thanh thản. Từ tiêu chuẩn này, các bạn điều chỉnh hơi thở nhanh chậm, nhẹ mạnh cho hợp với mình . Nếu khi hít thở các bạn có cảm giác mệt thì cần phải xem lại hơi thở có êm dịu, tốc độ hơi thở có nhanh hay chậm quá không

Chúc các bạn nắm vững nguyên tắc hít thở để không bao giờ bị “ tẩu hỏa nhập ma ” khi tập khí công.

 

 

 

58 thoughts on “TẠI SAO TÔI BỊ TẨU HOẢ NHẬP MA KHI TẬP KHÍ CÔNG ?”

  1. Chào BS Hải,
    Hôm nay có dịp ghé đọc mấy bài trên web của BS, đọc bài về tẩu hỏa nhập ma.
    Tôi cũng luyện khí công cả mấy năm nay, sức khỏe rất tốt, hết sạch bệnh, nhiều người trong nhà cũng vậy, chưa hề có hiện tượng gì liên quan đến tẩu hỏa nhập ma.
    BS có thể đọc về tẩu hỏa nhập ma trong cuốn Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công.

    Nói về việc liên quan đến thở, nhiều thầy yoga, khí công của Ấn ĐỘ bị chôn trong đất, dìm xuống nước nhiều giờ, nhiều ngày, mà họ không có vấn đề gì cả.

    Gửi BS 2 link này để tham khảo:
    https://daikynguyenvn.com/suc-khoe/vi-sao-tap-khi-cong-co-the-chua-khoi-benh.html

    https://daikynguyenvn.com/khoa-hoc/khoa-hoc-than-the-nguoi-cac-nha-su-tay-tang-co-bi-quyet-gi.html
    Chúc BS mọi chuyện tốt đẹp
    CN

    Reply
    • Chân thành cảm ơn bạn. Tất cả mọi sự việc đều phải nhìn bằng nhãn quan khoa học. Kể cả chuyện đạo. Nhất là đem chuyện mình nói cho mọi người. Rất ảnh hưởng đến người khác. Còn chuyện gọi là tu hành dù theo phương pháp nào cũng vậy. Đức Phật Thích ca nói Tánh giác ( Phật tánh có sẵn trong tất cả mọi người ). Viên ngọc có sẵn trong chéo áo. Chỉ cần nhận lại. Không phải do tu hành, tích luỹ kiến thức mà được. Nhất là dùng một cái sinh diệt vô thường ( thân, vọng tâm ) để tu thì kết quả nếu có cũng chỉ là vô thường sinh diệt mà thôi. Vài lời cùng bạn. Chúc sức khoẻ

      Reply
      • Xin cảm ơn bác sỹ đã viết bài này, có thể bài viết này sẽ giúp được rất rất nhiều người có ý định hoặc đang luyện khí công. Bài viết rất đúng đắn. Cái đúng rồi sẽ luôn chiến thắng

        Reply
        • Tất cả các vấn đề theo tôi phải được soi sáng bởi khoa học kể cả dưỡng sinh, kh1 công, bát đoạn cẩm, thái cực quyền, thiền và Đạo. Chân thành cảm ơn bạn có cùng quan điểm. Bs Huỳnh Hải

          Reply
  2. Con cảm ơn bác khi đọc bài nay.
    Vì chính con đang tập hít thở trong yoga. Cũng có phần hít khí vào bụng, bụng phình ra. Con tìm hiểu đường đi của khí k hề có liên quan tới dạ dày. Và con thấy rất khó hiểu. Giờ con biết đc la do cơ hoành.
    Nhưng thực sự rât nhiều người nhầm tương là hít khí vào bụng, thật nguy hiểm.

    Reply
    • Chúc mừng cháu đã hiểu cơ chế của sự hít thở. Nên dùng khoa học để soi sáng mọi sự việc. Tuy nhiên cũng là do duyên may. Chúc cháu tập Yoga đạt nhiều kết quả tốt

      Reply
    • Bạn theo dõi sức khoẻ của mình trong khi tập là một thói quen rất tốt.Nhưng bạn đang tập như thế nào. Riêng tôi nếu chưa có kinh nghiệm thì chỉ cần thở 2 thì ( hít vào thở ra ) là đũ. Chúc sức khoẻ

      Reply
  3. Con cám ơn những giải đáp của bác. Cách đây 4 năm con có theo học nhân điện, khi đó các thầy cũng dạy về cách thở. Vì thời điểm đó kiến thức còn nông cạn, chưa hiểu biết được nhiều nên con cũng chỉ cố gắng hít thở vào thật sâu sau đó thở ra thì lại không để ý nhiều. Qua thời gian sức khỏe con xuống cấp trầm trọng, con đi bắt mạch đông y thì tất cả lục phủ, ngủ tạng đều có dấu hiệu của bệnh. 4 năm qua là thời gian tồi tệ nhất đối với con, con tìm cách chữa trị đủ kiểu cả Đông Tây y kết hợp mà không đỡ. Cho đến hôm nay, khi gõ comment này thì sức khỏe con đang rất tệ. Con thiết nghĩ chắc con phải tập thở lại để lấy khí sạch vào và đào thải các chược khí ra theo phương pháp thở 2 thì như bác chỉ dạy. Nếu được con xin bác chỉ cho con kỹ hơn chút qua email để con tập theo với ạ.

    Con cám ơn bác!

    Reply
    • Cháu đọc kỹ lại bài TẨU HOẢ NHẬP MA KHI TẬP KHÍ CÔNG rồi theo đó mà tập. Ngoài ra ăn uống cũng là vấn đề quan trọng. Nên ăn các thực phẩm thiên nhiên đũ chất: Đạm ( thịt, cá, tôm, tép, đậu…) Bột ( cơm, bánh mì, bánh canh, hủ tiếu, bánh ướt, bún…) Béo ( dầu, mè, đậu phọng, các loại hạt như hạt dẽ, hạt hạnh nhân..) Rau và Trái cây. Những nhóm thức ăn trên cần phải thay đổi luôn. Mỗi ngày cháu cần uống khoảng 2 lít nước. Tắm mỗi ngày một lần. Tự xoa bóp cơ thể mỗi ngày 1 lần. Sự hồi phục sức khỏe dần dần trở lại. Ngoài ra nếu cháu có những bệnh khác cần đi đến bác sĩ tại các bệnh viện để được khám và ghi toa thuốc đúng

      Reply
      • Vâng ạ, cháu cám ơn bác. Cháu đang tập thở bài 2 nhịp bác dạy và kết hợp niệm a di đà phật của khí công y đạo những lúc rảnh. Cháu cám ơn bác nhiều ạ.

        Reply
  4. Bs thân mến, mình có luyện khí công ở dạng động luyện được vài năm cảm thấy rất tốt về sức khoẻ. Theo mình tìm hiểu thì động luyện dễ hơn tĩnh luyện cũng như nhanh thành tựu hơn. Vấn đề là mọi thứ phải tuần tự ko được gấp nếu gấp dễ dẫn đến tẩu hoả. Điều quan trọng là sự chuẩn bị phải đi bách bộ, chạy nhẹ cho máu lưu thông rồi bắt đầu tập. Mình nghĩ chuẩn bị là vô cùng quan trọng, nếu bỏ qua mà tập ngay sẽ ko được như ý, khí huyết chưa lưu thông thì dễ bị các triệu chứng như bạn nói khi tập vì phổi ko quen vận động mạnh trong khi ta lại muốn nhiều hơn. Mình cũng là tự nghiên cứu thôi học bát đoạn cẩm, thiết tuyến viên hình. Bây giờ có thể ở múc mang 5 vòng thép mỗi tay loại 1.5 kg đi 3 bài quyền liên tục ko mệt. Ngủ ít hơn nhưng vẫn thấy tỉnh táo, có thể dễ dàng mang vác vật nặng so với trước. Quan trọng nhất là hết đau cột sống do mình là dân văn phòng.

    Reply
    • Chân thành cảm ơn bạn đã bổ sung kiến thức và kết quả thực tiển khi tập động khí công của bạn. Nếu được mong bạn chia sẻ cách tập cụ thể của bạn để mọi người đều được khỏe mạnh qua những bài tập. Đây là một việc làm hữu ích cho cộng đồng. Một lần nữa cảm ơn bạn. Bs Huỳnh Hải

      Reply
      • Mọi người có thể down load sách cua giáo sư Hàng Thanh viết về khí công. Mình thấy rất khoa học và dễ học. Mình thường chạy bộ khoảng 15-20 phút nhẹ nhàng, Trước khi tập mặc quần áo mỏng , nhẹ. Nên tập nơi yên tĩnh. Tập thật nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể, chậm đều, hơi thở nhẹ nhàng. Nên tập bát đoạn cẩm trước cho cơ thể linh hoạt rồi hãng tập thiết tuyến. Trước tiên xoa bụng dưới vài phút cho nóng lên, sau đó tập tuần tự. Cố gắng thở từ từ ko gấp, lúc đầu chưa quen thì hít vào phình bụng một chút, thở ra hóp bụng chút. Lâu dần quen thì phình bụng hóp bụng nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn là 2 thì thôi. Khi nào thuần thục mới nhịn thở một chút, dùng ý niệm như đang dẫn khí xuống bụng dưới hay gọi là đan điền. Ít thôi sau đó tăng dần. Lúc này thì hay phải kết hợp thêm tưởng tượng nữa. Có nghĩa là giai đoạn 3 thì này phải thêm ý niệm. Nghe có vẻ thần bí nhưng lúc hít vào tưởng tượng đang hít một dạng khí của tự nhiên. Khi nín thở thì coi như đang dẫn xuống đan điền. Lúc thở ra thì ý niệm dẫn khí xuất ra quyền mình đánh ra.

        Reply
        • Nguyên tắc thở trong Thiết Tuyến Viên Hình Quyền là: hít vào khi xuất đòn ra. Ví dụ: khi đấm ra, xuất chưởng ra. Nín thở 1 giây đến 2 giây khi quyền hay chưởng đến đích, bắt đầu thở ra khi bắt đầu thu quyền hay chưởng về bên hông (khi về đến hông là vừa chấm dứt thở ra). Đây là yếu lý GS Hàng Thành chỉ dạy. Nhưng bạn lại nói lúc thở ra thì ý niệm dẫn khí xuất ra quyền mình đánh ra! khi thở ra là thu tay về thì làm sao ý niệm dẫn khí xuất ra quyền mình đánh ra được! Có nhầm lẫn gì chổ này không ạ!

          Reply
          • Cảm ơn bạn. Tôi chỉ là một bác sĩ năm nay đã 68 tuổi, không biết một chút gì về võ thuật. Tôi chỉ viết theo khoa học và theo kinh nghiệm riêng của mình về sức khoẻ mà thôi. Nên bạn nói về võ thuật thật tình tôi không biết. Dù sao cũng cảm ơn bạn đã góp ý vào trang web. BS Huỳnh Hải

        • Thưa bác sĩ Huỳnh Hải,
          Tôi viết là để góp ý bài của anh Thành về Nội Công Thiết Tuyến Viên Hình Quyền. Còn bài viết của anh hoàn toàn đúng vì chính tôi cũng là “nạn nhân” của lối thở nín thở giữa 2 thì được hướng dẫn trong các sách khí công tạp nham đầy ở nhà sách và trên mạng! Sau này tập Nội công Sơn Đông thì nhiều tháng sau tôi mới bắt đầu nín thở 1 giây mà vẫn thấy ổn (nín thở là để vận kình vào đòn đánh)

          Reply
          • Rất mong bạn chia sẻ cách tập Nội công Sơn Đông cho mọi người. Chân thành chúc bạn thành công trên mọi lĩnh vực mà bạn mong muốn. BS Huỳnh Hải

  5. Con cám ơn bài viết của bác ạ. Tháng trước con tập ngồi thiền theo một khoá thiền. Kết thúc khoá học con thấy lúc nào cơ thể mình cũng rung động (nhất là đầu) và rần rần chân tay. Sau đó con không tập tiếp nữa nhưng sau một tháng những triệu chứng vẫn không mất đi, con còn cảm thấy nặng đầu, đầu óc lãng lãng, cảm giác nghẹn ở họng, tim lúc nào cũng đập nhanh. Đọc bài viết của bác sĩ con hiểu ra bấy lâu nay mình đã hít thở không đúng. Con đang dần dần điều hoà hơi thở kết hợp đi bộ nhẹ nhàng buổi sáng, tắm nước nóng mỗi ngày. Con hy vọng được bác sĩ cho lời khuyên. Con cám ơn bác.

    Reply
  6. Chào bác sĩ, cách đây gần 1 năm cháu có tham dự một lớp thiền chữa bệnh được các thầy mở luận xa và hướng dấn cách ngồi thiền . Nhưng hễ cứ ngồi thở ra, hít vào xong ngồi là đầu cháu cảm thấy rất nặng như có người đặt tay vào mà ghì ấn người mình xuống , dần dần thấy người rất nặng nề, bụng chướng nặng khí dẩy lên mũi mà khổng thoát ra được toàn bộ phần hốc mũi, mồm lúc nào cũng như có vật gì đè nặng căng và rất đau kéo căng cả len đầu . Hiện tại cháu không dám ngồi thiền nữa hàng ngày chỉ đứng tập vẫy tay hai lần sáng tối mỗi lần khoảng 30 phút nhưng tình trạng sức khỏe cũng không cải thiện được bao nhiêu mà tình trạng bệnh càng ngày càng tăng lên. Cháu xin bác sĩ chỉ giúp cháu phải làm sao đây ,hiện giờ cháu đang rất lo lắng bác ạ. Cháu kính chào bác

    Reply
    • Theo tôi cháu chỉ cần mỗi sáng khoảng 6g30 đến 7 giờ khi nắng mới lên cháu đi bộ tốc độ vừa phải, buông lỏng, hơi thở tự nhiên. Sau đó ngồi nghĩ khoảng 10 phút. Cuối cùng ngồi trên ghế, 2 bàn chân chạm đất, đùi song song mặt đất HOẶC ngồi xếp bằng trên mặt phẳng rồi tập hít thở. Hít thở 2 thì, thở ra và hít vào. Trước tiên, từ từ cúi người ra trước ( không cần sát đất, cúi nhẹ ra trước 45 độ ) đồng thời thở nhẹ nhàng mũi miệng há nhẹ để không khí từ trong cơ thể ra ngoài. Sau đó ngậm miệng lại, hít nhẹ nhàng bằng mũi đồng thời từ từ thẳng người lên. Khi hít thở cháu buông lỏng cơ thể, hít thở nhẹ nhàng không gắng sức, tốc độ hít thở làm sao cháu cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng sảng khoái. Thời gian hít thở khoảng 10 đến 15 phút mỗi lần là đũ. Có thể cháu hít thở mỗi ngày từ 1 đến 2 lần như vậy. Cháu cứ yên tâm, xem lại bài viết Tại sao tôi bị tẩu hoả nhập ma và xem lại câu trả lời của tôi rồi từ từ thực hiện. Chúc cháu hồi phục sức khoẻ

      Reply
  7. Chào bác sĩ, cháu đã tập thở bụng được 2 năm nhưng càng tập thì cơ thể càng yếu, lúc thở ra thì lưng cứng, vùng mông to lên, đi lại lúc nào cũng nặng nề, không còn chơi thể thao được nữa. Vậy cho cháu hỏi là cháu bị vậy do cháu tập sai cách hay là do kiểu thở này ngược với tự nhiên bởi vì lúc trước khi tập thở thế này thì cháu có thể chạy bộ 5 tiếng 1 ngày mà không vấn đề gì, chỉ là hay bị viêm họng nên mới tìm đến một kiểu thở mới mà giờ thành ra thế này. Rất mong bác sĩ giúp đỡ cháu.

    Reply
    • Theo tôi cháu nên thờ tự nhiên như sau: Cháu ngồi trên ghế ( độ cao của ghế vừa phải làm sao 2 đùi của cháu phải song song với mặt đất ), 2 bàn chân chạm đất, rồi tập hít thở. Hít thở 2 thì, thở ra và hít vào. Trước tiên, từ từ cúi người ra trước ( không cần sát đất, cúi nhẹ ra trước 45 độ ) đồng thời thở nhẹ nhàng mũi miệng há nhẹ để không khí từ trong cơ thể ra ngoài. Sau đó ngậm miệng lại, hít nhẹ nhàng bằng mũi đồng thời từ từ thẳng người lên. Khi hít thở cháu buông lỏng cơ thể, hít thở nhẹ nhàng không gắng sức, tốc độ hít thở làm sao cháu cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng sảng khoái. Thời gian hít thở khoảng 10 đến 15 phút mỗi lần là đũ. Có thể cháu hít thở mỗi ngày từ 1 đến 2 lần như vậy. Cháu cứ yên tâm, xem lại bài viết Tại sao tôi bị tẩu hoả nhập ma và xem lại câu trả lời của tôi rồi từ từ thực hiện. Chúc cháu hồi phục sức khoẻ

      Reply
    • Xin phép bác sỹ cho em được chém gió với bạn này một chút. Vì tôi cũng từng bị như bạn nên tôi nghĩ cũng nên chia sẻ với bạn. Bác sỹ Hải bảo bạn bài tập hít thở rồi, tôi chỉ mạo muội thêm tý xíu như sau. Ngoài cách ngồi trên ghế, bạn thử bài tập nằm ngửa thoải mái, 2 tay duỗi 2 bên thân, đầu gối trên gối thấp, đừng dùng gối cao. Nằm trên giường mà mặt giường đừng dùng loại đệm bồng bềnh quá, để giữ cho lưng thẳng. Tư thế nằm ngửa này sẽ giúp bạn trở về hơi thở tự nhiên, không hề gượng ép. Ai ai cũng vậy, khi nằm ngửa trên mặt phẳng hít thở tự nhiên thì đều tự nhiên phình bụng 1 tý khi hít vào, không phải cố tình phình thót theo kiểu thở thuận hay thở ngược. Dần dần hơi thở của bạn sẽ trở về trạng thái tự nhiên. Nhứng đứa bé con ấy, nó lớn phổng lên từ lúc baby cho tới lúc trưởng thành, mà chúng nó có bao giờ phải để tâm rèn thở phình lên thót xuống 1 cách nhọc nhằn đâu. Dần dần, quên hơi thở đi, mà hãy chú ý buông lỏng, trong mọi lúc đi đứng nằm ngồi, đều chú ý thả lỏng thân thể ra, từ mí mắt, miệng, gáy, 2 vai, eo lưng, cánh tay, ngón tay, đùi, bàn chân, bất cứ khi nào có chỗ nào căng thẳng 1 cách thừa thãi, thì lại chú ý thả lỏng ra, đồng thời chú ý thả lỏng bụng ra, đừng cố tình phình thót. Nhớ nhé, buông lỏng, thả lỏng được thân, thì dần tâm cũng an bình lại, buông lỏng, thả lỏng thì trong lắng lại. Yên bình trong lắng lại thì khí được dưỡng, tâm sẽ sáng dần nhé. Thả lỏng cơ thể là nền tảng đầu tiên và lớn nhất của vạn pháp.

      Reply
  8. Thưa Bác Sĩ Hải

    Ngoài tư thê ngồi thì với tư thế nằm ngửa có thể áp dụng việc thở 2 thì này không ạ.
    Hay bắt buộc theo tư thế ngồi như hướng dẫn.

    Bác sĩ có kinh nghiệm mong bác sy chia sẻ thêm

    Cảm ơn Bác nhiều ạ

    Reply
  9. Bài viết rất hay và khoa học. con xin cảm ơn chú đã chia sẽ kinh nghiệm này. Con củng thích tập và tìm hiểu về khí công. Trước đây con củng tập sai nên có phần tác hại mà chưa lý giải được. Nay đọc bài của chú con học thêm được kinh nghiêm nữa

    Reply
    • Cháu thích khí công cũng giống chú thôi. Nhưng phải dựa trên kiến thức khoa học. Chú đã bị tẩu hoả nhập ma một lần rồi mà mấy chục năm nay vẫn còn nhớ. Rất vui khi cháu đọc bài viết, hiểu rõ những tai hại của hít thở không đúng. Chúc cháu vui khoẻ. Bs Huỳnh Hải

      Reply
  10. Chao bac si Huynh Hai,

    Bac si viet rat hay, ma toi xin gop y them ve kinh nghiem tap luyen khi cong cua toi. Luc dau toi tap luyen cung sai “tau hoa nhap ma”. Chieu chung cua toi la cam giac nang dau, nhuc dau am y. tuc nguc, va chay mau cam. Toi doc rat nhieu sach khi cong, ma khong co sach nao noi ve phuong phat dieu tri tau hoa nham ma gi het. De dieu tri, toi ko tap luyen nua, ca uong thuoc tylenol de giam nhuc dau. Toi uong thuoc 3 ngay la het benh nang dau, va nhuc dau am y.
    Tu luc toi khong tap khi cong nua thi khong bi chay mau cam nua. Neu minh dua nhieu qua khi oxygen trong mot khoai thoi gian vao nao bo nhieu qua thi cung khong tot, va lam cho te bao nao

    Sau khi tra google, thi toi tim ra duoc nguyen nhan. Trong luc hit tap khi cong, minh nap vao minh mot luong khi oxygen vao phoi nhu bac si viet nhu tren. Nhung ma khi oxygen cung duoc truyen vao mau va dua len nao de nuoi te bao nao. Neu luong oxygen di len nao nhieu hon muc binh thuong, thi se kich thich te bao nao lam viec nhieu hon. (Noi mot cach dze hieu la vay) Trong truong hop cua toi, thi nao bo lam viec nhieu hon nen minh cam giac nang dau, va nhuc dau am y. Dau oc bi lung lung. Tap khi cong se anh huong ap xuat cua mua. Dac biet la ap xuat mua di vao bo nao. Neu ma minh tap khi cong qua muc do ma bo nao chiu dung thi se bi tau hoa nhap ma.

    Toi con bi chay mau cam, la tai vi ap xuat mau chay rat manh, chieu chung la nhiet do trong nguoi nong len do ap xuat mau tang len nhanh, va vo tinh da lam be manh mau nho o tren dau. Nhu vay thi toi bi chay mau cam thuong xuyen. Cach dieu tri, lam khong tap khi cong nua, hoat dong that nhieu. Bang cach di bo, chau nhay. De minh tieu sai het luong oxygen trong nguoi.

    Reply
  11. Cám ơn bs đã cho baì viết hay, nhưng tôi học CX (không liên quan đến khí công) cơ thể rất nhậy cảm, khi tôi bấm huyệt chữa bệnh cho BN thì thường nhiễm bệnh, mỗi lần như vậy tôi lại hít thở 3 thì dẫn khí xuống lòng bàn chân cho hết bệnh. Khi nhiệt độ cơ thể tôi tăng quá bt tôi laị cảm nhận hơi nóng xì ra ở huyệt dũng tuyền có lúc kênh cả chân nếu là lúc tôi đang đi bộ…Đầu tiên tôi cũng hoảng sau tìm hiểu các bài của( Dược sư linh hồn) cũng có pp: Thở từ lòng bàn chân.

    Reply
    • Chân thành cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm học CX. Nếu có thể bạn viết rõ, ngắn gọn môn tập của bạn và kết quả mục đích chia sẻ cho mọi người.

      Reply
  12. Xin phép bác sỹ cho em được chêm vài lời thế này để gửi tới các học giả đã đang và sẽ luyện khí công, để mong các học giả ấy suy xét cho, như sau. Chúng ta thích khí công, dù với lý do gì, chúng ta luyện khí công dù kết quả có ra sao, thì điều đầu tiên cũng nên trả lời cho rõ, KHÍ là cái gì?! Từ những ông gồng tay chặt vỡ gạch, đến những ông thiền sư, từ những ông cảm xạ học đến những bà ngoác mồm luyện món YOGA CƯỜI, ai ai cũng nhận chân rằng mình đang luyện khí công! Ối chao! Khí trong Khí công là gì vậy? Là khí thở chăng? Thế đứa bé trong bụng mẹ vận lớn mà đâu có cần hít thở bằng mũi đâu. khí là sức mạnh chặt vỡ gạch bằng bàn tay chăng? Thế mấy vỗ sỹ chuyên nghiệp tây phương có sức mạnh quả đấm kinh hoàng cũng đâu cần luyện khí mà vẫn mạnh, vẫn hạ gục được đại sư thiếu lâm Nhất Long như đội trưởng đội SWAT của Mỹ quốc. Hay Khí là năng lượng điện như võ sư Huỳnh tuấn kIệt của việt nam đã dầy công luyện thành mà chưa bao giờ đem ra tỷ thí, dù được anh chàng ngoại quốc tò mò nài nỉ cho xem. Hay Khí là dạng năng lượng theo đông y nói nó chạy trong các kinh lạc huyệt vị. hay khí là luồng hỏa xà chạy theo các luân xa như bên du già yoga cam kết!? Nếu 1 thằng nói đúng thì những thằng khác sẽ sai. VẬY KHÍ trong khí công LÀ CÁI GÌ ĐÂY? Nếu không nhận thức đúng ngay từ đầu, chúng ta sẽ sai khi cố tình luyện khí công. Từ những người chăm chắm khai mở luân xa đến những người tập thiền chuyên nhập định để cầu giải thoát, ai đúng ai sai. đừng vội tin bất kỳ ai, hãy nhìn vào lịch sử nhân loại, hãy nhìn vào sức sống của vạn vật đang trào dâng từ thưở hồng hoang, nhìn vào sự biến đổi của 4 mùa, nhìn vào ngày đêm tiếp nối, nhìn vào sức sống mãnh liệt của những chồi non đang nhú…phần nào đó chúng ta sẽ hiểu phạm trù Khí mà Đạo học cổ đề cập tới. Xin đừng vội tin bất kỳ ai và hãy luôn lấy kết quả thực nghiệm làm thước đo chính xác

    Reply
    • Thân gửi bạn, tôi xin được trích lại một đoạn của bài ” Cảm ơn ” trong mục ” CÁC BỆNH KHÁC “: ” Tôi nghĩ, tất cả những gì có trên thế gian này giống như nguồn suối Ân Sủng kỳ vĩ tuôn chảy khắp nơi, trên tất cả mọi người, mọi vật để thành một thế giới với đầy đũ mà chúng ta đang sống… ” Khoa học cũng vậy là một sự trân quý mà nguồn suối ân sủng kỳ vĩ đã chảy qua loài người qua tất cả thế hệ. Nên làm bất cứ điều gì, nghiên cứu mọi ngành kể cả chuyện ĐẠO đểu phải dựa vào khoa học. Mọi sự mọi vật đều phải khoa học hóa, đơn giản hóa để ai cũng có thể hiểu được, áp dụng và có được lợi ích. Chân thành cảm ơn bạn với những ý nghĩ xác đáng. Cảm ơn bạn đã dành một chút thời gian quý báu để lại những nhận xét xác đáng trên. Chúc bạn dồi dào sực khỏe. BS Huỳnh Hải

      Reply
  13. Chào bác sỹ
    Cách đây 1 năm cháu có tập yoga, học thở bụng, hồi đầu khi mới tập thì thấy bình thường nhưng sau đó mỗi lần tập là đêm về cháu bị khó ngủ và cháu đã phải dừng tập. Gần đây cháu có đi học bơi và tập aerobic nhưng cứ mỗi lần đi tập về (cháu tập từ 6h30-7h30 tối) là đêm về cháu lại bị khó ngủ, có ngủ được cũng chập chờn.
    Xin bác sỹ cho cháu lời khuyên ạ.
    Cháu cảm ơn!

    Reply
    • Cháu nhân xét rất đúng. Cháu chỉ nhớ vài điểm sau là ổn cả thôi. Khi tập yoga, khí công, hít thở theo bất cứ kiểu gì cũng không nên nín thở. Và khi tập thể lực hay yoga, hít thở…không được tập gần lúc ngủ ( cách lúc ngủ ít nhất 2 giờ ) mục đích để tần số mạch ổn định ( 70 đến 80 lần/phút ) thì không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Còn nếu cháu tập quá gần giờ ngủ, thì sẽ bức rút, hồi hộp, mệt và không thể ngủ được. Đó là kinh nghiệm của bác xin được chia sẻ cùng cháu

      Reply
  14. Thưa bác sỹ, giá mà em được đọc bài viết này của bác sỹ gần 30 năm trước, thì có lẽ em đã không bị khổ nhiều năm vì những phép thở vô cùng nguy hiểm mà 1 số đại sư khí công rao giảng. Ấy thế nên để cảm cái ơn bác sỹ đã có tâm lo cho người sau, thì em cũng xin nói nốt vài ý cho thỏa cái lòng tri ân người tốt. Mong bác sỹ và độc giả thứ cho cái lỗi nhiều lời của em. Xem trong các phép luyện tập, có những phép thiên về thân, như bơi lội, tập tạ, đánh quyền, … lại có những phép thiên về tâm như thiền, cảm xạ, … Các phép đó cũng đều ít nhiều có liên quan tới hơi thở. Từ các người ca sỹ lấy hơi để điều khiển giọng hát, đến người bơi lặn tập nín thở, rồi những người tập nội công, hay tập yoga,.. hít thở theo cái kiểu 3 thì, 4 thì, hít thuận, hít ngược lắm trò… thì thường thấy những người bơi lội, ca sỹ không có bị cái gọi là tẩu hỏa nhập ma, mà chỉ mấy ông nội công, thiền, cảm xạ là có người bị rối loạn cơ thể và tâm trí do luyện tập. Mà đúng như bác sỹ đã nói, phần lớn nguy hiểm đó là do thở sai mà ra, đồng thời tâm trí lại tưởng tượng ra cái gọi là khí, rồi dẫn vận qua các huyệt theo đông y trung quốc hoặc các luân xa theo yoga ấn độ, mà cũng chẳng ai rõ vị trí các luân xa ấy có đúng không nữa , mà thực tế cũng chưa có công trình nghiên cứu nào chứng thực rõ ràng khí nó ở cái dạng năng lượng thế nào. Tập trung dẫn vận hơi thở và ý niệm quá lại là cho thần kinh căng thẳng, lại càng thêm nguy. Trong phép thiền của ông trí khải đời tùy bên phật giáo, ông ấy dạy theo hơi thở nhưng chỉ có 2 thì, mà không phải là để luyện thở, mà chỉ mượn hơi thở để định tâm, rồi tiến tới chỉ quán, để trở về gốc tĩnh, tức là bản thể. Bên đạo gia xưa thì họ lại nói tinh hóa khí, khí hóa thần, thần hoàn hư. Dù phật hay đạo đều nhằm vào cái gốc tĩnh của muôn vật, không bàn ai đúng sai ở đây được vì em là phàm nhân, nhưng bằng thực nghiệm và suy lý thì tinh khí thần quả là nó có cái lý của nó. Khái niệm tinh khí thần, khái niệm Hư, đều là những vấn đề lớn, không giống như mọi người thường nghĩ. Về chữ Hư, nó chỉ tới bản thể của vạn hữu, hay phật, hay thánh chúa, hay là dạng năng lượng nguyên thủy tạo sinh vũ trụ vạn hữu. Quả thực, vũ trụ này là thế giới của cái Có, ắt nó phải sinh ra từ 1 cái gì đó nguyên thủy, chứ cái Có không thể sinh ra từ cái tuyệt nhiên không có gì. Cái không có gì chỉ là mặt đối lập của cái có trong cõi hữu giới này thôi. Ma ha bát nhã của phật nói, thị chư pháp Không tướng bất sinh bất diệt, cái chữ Không ấy không phải là không có, mà là Hư, nghĩa là nó có cái gì đó. Về chữ Khí, xét riêng trong nhân thể, nếu nói khí không vận động thì có lẽ con người cũng không có sống được, đã sống ắt là sinh khí đang vận động. Nhưng mà cái khí ấy nó như thế nào và đường đi ra sao thì quả thực cũng chưa có công trình khoa học nào chứng minh cả. Nếu nói luyện khí, luyện yoga để chữa bệnh thì thử ngẫm trong lịch sử con người bao lần bệnh tật mà có thấy đại sư khí công hay yoga nào đứng ra chữa trị đâu, mà đều thấy y học đứng ra giúp đời đấy thôi, nếu yoga và khí công nó trị bệnh được thì cái nước ấn độ và trung quốc nó đã chẳng phải xây dựng ngành y làm gì. Nói về kinh phật, có những đoạn nói có con sư tử chắp tay nói pháp, ôi chao, quả thực từ bé đến giờ mà trong lịch sử loài người cũng chưa thấy có cái sự kiện nào như thế, thế mà rất đông người theo phật chưa thấy ai đặt ra câu hỏi về những thứ vô lý ấy trong kinh sách. Hay bên tôn giáo thiêu sống ông Bruno. Giờ có những môn phái có rất nhiều người theo, mà họ chỉ sáng tác ra vài động tác đứng múa, lý thuyết thì bên phật lấy trộm 1 tý bên đạo gia lấy trộm 1 tý, ấy thế mà cũng tự cho môn phái mình chữa được nhiều bệnh, ôi chao nếu vậy thì cứ sáng tạo ra động tác múa may mà thành môn phái cả thì các vũ công thành đại sư hết rồi. Nhiều người nhẹ dạ làm sao! Em chưa dám khẳng định vì đang thể nghiệm nhưng tạm nói thế này Buông lỏng thân thể rồi hợp tinh và thần lại, thế thì khí sẽ tự phát động, bởi cái âm dương mà hợp lại thì xung khí nó phát động. Lão tử bảo đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa. Suy lý thì thấy, cái âm tinh mà thu lại, ắt cái dương thần nó mạnh lên. Dương nó hư, âm nó thực, nên càng mạnh nó càng trở về Hư thể, quả là có lý. Không cần quan tâm hơi thở, không cần tưởng tượng ra khí một cách mù quáng, không cần ăn cắp hệ thống huyệt vị đông y hay luân xa ấn độ, mà khí nó sinh ra tự nhiên và vận chuyển theo đường riêng của nó. Cái quan trọng là thần trở về Hư. Như ăn cơm, quan trọng là ta có chất mà sống chứ các cơ quan nó tiêu hóa thức ăn thế nào ta chẳng can thiệp làm gì cho rối loạn. Còn nói về luyện khí công để chặt gạch, luyện gồng thì đấy là ngạnh công trong võ thuật, gọi là khí công thì nó không chạm đến nội hàm chữ Khí được. Nói về mật tông thì mấy nước coi mật tông là quốc giáo thì nghèo và lạc hậu, ôi chao. Cái lá cây ấy, nó xanh tươi rồi khô héo, ngẫm thì hiểu cái âm dương xung khí. Cái tinh khí thần thể hiện rõ nhất ở con người, sinh trưởng thu tàng của muôn vật thể hiện âm dương xung khí. Quan sát thấy đúng là âm cực sinh dương, nên buông lỏng thư giãn toàn thân mọi lúc mọi nơi quả là nền tảng đầu tiên và lớn nhất, mà tĩnh lại thì nó sâu xa, nên trí nó sáng, lòng nó hiền, nên với nhân cách cũng rất mật thiết. Thế là đủ. Còn tiến thêm thì hợp nhất tinh thần để về Hư thể, thì là chuyện về sau. Hợp nhất tinh thần để về Hư thể là Khí công chăng, là khoa học hướng nội hướng tâm chăng? Tiến ra hữu giới là khoa học hướng ngoại hướng biên như toán học, vật lý, sinh lý chăng? Như vậy thì đâu có trái ngược nhau, mà cùng giúp nhau, chứ đâu như mấy môn phái tu luyện rởm, mở mồm là chê khoa học. Vũ trụ tán ra rồi thu lại, cũng là 2 chiều xuôi ngược. Chả có gì xung đột. Ánh sáng khoa học soi tới đâu, sự mê mờ sẽ phải tan biến. Cái đúng rồi sẽ luôn chiến thắng. Xin chúc lành!

    Reply
    • Vô cùng cảm ơn sự hồi đáp và chia sẻ của bạn. Tất cả đều phải giải quyết bằng khoa học. Từ chuyện ăn uống, tập hít thở, vận động…Ngay cả chuyện Đạo, chuyện giác ngộ, hay kiến tánh cũng vậy. Phải lý giải ngắn gọn rõ ràng và ai ai cũng phải áp dụng để thân khỏe tâm an. Riêng con đường Đạo tôi cũng có may mắn là được sự gợi ý từ bên trong. Tôi xem như một quyển cẩm nang tình cờ may mắn tìm được. Bản thân tôi sẽ thực hiện trước sau đó nếu có kết quả mà tôi cảm thấy hài lòng sẽ đem chia sẻ cho các bạn như những gì tôi đã làm. Chân thành chúc bạn luôn khỏe mạnh thuận duyên trên đường đời cũng như đường Đạo. Tri ân. Bs Huỳnh Hải

      Reply
      • Em cảm ơn bác sỹ nhiều ạ. 3 hôm trước lúc nằm ngủ em thoáng mơ thấy hình ảnh bác sỹ, haha, tỉnh dậy thấy vui vui ai ngờ hôm nay bác sỹ gửi tặng em quyển sách quý, rất hữu ích. Em xin cảm ơn bác sỹ thật nhiều! Cả Newton và Einstein đều tin vào chúa hài hòa trong vận vật, có lẽ chính khoa học mới là cái giúp chúng ta khám phá những quy luật mà chúa tạo ra, để theo ý chúa giúp đời tốt đẹp hơn, chứ không phải là tôn giáo.

        Reply
        • Bạn nói đúng. Tất cả như một nguồn suối Ân Sủng kỳ vĩ đã chảy qua vạn vật, qua con người, qua thời gian không gian…để chúng ta có tất cả cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Nhờ nguồn suối Ân sủng kỳ vĩ đó chúng ta mới có khoa học. Tuy khoa học của hôm nay không phải là khoa học của tương lai, tuy nhiên cũng đũ để chúng ta lý giải nhiều vấn đề. Một lần nữa chân thành cảm ơn sự hồi đáp của bạn.

          Reply
      • Tôi là bác sĩ tây y. Chuyện tinh hoá khí, khí hoá thần, thần hườn hư có thật không bạn. Tôi có đọc về những cách tu luyện thuộc đạo Lão như bạn nói nhưng tôi không tin. Bạn hãy xem lại cơ thể của bạn: Tinh là phần nào, là tinh dịch chăng. Khí là phần nào…Bạn nên nhớ, bất cứ việc gì phải dùng khoa học để soi sáng. Khi nào bạn tìm được cách hay tìm được người luyện tinh khí thần, bạn luyện có kết quả cũng nên chia sẻ cho mọi người. Hiện giờ tôi chỉ tập thể dục và hít thở thôi.

        Reply
  15. Thưa bác sĩ,
    Cháu bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy bài tập nào giúp cháu cải thiện tốt nhật, kìm hãm sự giãn tĩnh mạch chân. có rất nhiều bài viết khuyên đi bộ. Nhưng bác sĩ khuyên hạn chế đi bộ., vì đi bộ sức nặng cơ thể càng đè lên đôi chân càng giãn. Cháu bị giãn chưa đến mức phải mổ loại bỏ tĩnh mạch hư. Bác sĩ tư vẫn giúp cháu. năm nay cháu 32 tuổi. cháu cảm ơn bác sĩ.

    Reply
    • Mỗi ngày cháu uống 2 viên Daflon 500mg ( 1 viên sáng và 1 viên chiều, uống sau ăn ). Tránh đứng lâu, ngồi lâu. Mỗi ngày đi bộ khoảng 45 phút đến 1 giờ. Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân: Cháu nằm ngửa đưa 2 chân lên đạp 100 vòng tròn xuôi, rồi đạp 100 vòng tròn ngược lại. Mỗi ngày cháu đạp xe đạp nằm ngửa, 2 lần ( sáng 200 vòng tròn, chiều hay tối 200 vòng tròn nữa ). chúc cháu sống chung với bệnh giãn tĩnh mạch chân thoải mái hơn.

      Reply
  16. Xin chào BS Hải. Tôi là một người nghiên cứu rất nhiều các công pháp khác nhau và các hệ thống lý luận khoa học về khí công và thiền định của nhiều nền văn hóa và tôn giáo. Tôi xin có ý kiến về nội dung mà BS trình bày như sau:
    1. Tôi rất tiếc phải làm BS buồn khi tôi phải nói thẳng rằng cái cách hiểu về “Khí công” mà BS đang hiểu là “Tập thở” là sai hoàn toàn về nghĩa của từ và bản chất khoa học:
    – “Khí” trong từ “Khí công” theo cách viết tượng hình Trung Quốc bao gồm bộ chữ Hỏa (Lửa) và bộ chữ Không (Không có gì). Tức là mô tả về năng lượng vô hình. Chứ không phải là “Không khí” bao gồm các chất khí Nitơ, Oxi. Năng lượng nuôi sống cơ thể chúng ta tạo thành một hệ thống năng lượng bên trong cơ thể và tỏa ra ngoài thành một hào quang điện từ mà khoa học phương tây gọi là “trường sinh học” đã được chứng minh bằng chụp ảnh. BS đã là một người sống về khoa học nên tìm hiểu sâu về các vấn đề này và đừng vội phủ nhận những gì triết học của Đạo Gia nói về Tinh – Khí – Thần.
    Như vậy “Khí công” là “Công phu tập luyện năng lượng”, ở đây là năng lượng sinh học của con người. Phần lớn các bệnh tật đều sinh ra do mất cân bằng hệ thống năng lượng sinh học vô hình này mà ra. Vì vậy tập “Khí công” chính là gia năng, điều khiển, sử dụng năng lượng sinh học này một cách có hiệu quả trong sức khỏe, chữa bệnh hoặc xa hơn nữa là tâm linh.
    Còn “Tập thở” thì tiếng Hán là các phép “Tức”. Tập thở thì đơn giản chỉ là tập thở mà thôi.
    Như bài bác sĩ đang trình bày thì bác sĩ hoàn toàn nói về việc hít thở đơn thuần nghĩa là bác sĩ đang bàn về các phép “tức” và hoàn toàn không phải là “Khí công”.
    Chính vì không phân biệt được giữa “Khí” – Không Khí và “Khí”-Năng Lượng nên mọi bàn luận của BS về các hiện tượng như là dẫn khí đan điền hay dẫn ra lòng bàn tay gì gì đó đều là BS đã hiểu sai hoàn toàn. Tức là người khác đang nói về việc Dẫn Năng Lượng Sinh Học theo các mạch vô hình trong cơ thể còn BS lại đang nói về việc Hít Thở. Hai việc hoàn toàn khác nhau và thường thường là chả liên quan gì nhau nên thành ra “ông nói gà bà nói vịt” không thể nào mà hiểu nhau được. Các công pháp khí công bậc cao của Đạo gia là Nội đan đạo dẫn là tập dẫn khí (năng lượng) theo mạch Nhâm Đốc vòng quanh chính giữa cơ thể sau đó dẫn ra tay và chân, công pháp này HOÀN TOÀN không có tập thở, việc để ý hơi thở chỉ làm sao nhãng việc chính là dẫn năng lượng mà thôi.
    2. “Tẩu hỏa nhập ma” là một hiện tượng khi tập “Khí công” sai cách dẫn đến khí dương (hỏa) bị thoát (tẩu) ra ngoài và khí âm (ma) nhập vào quá nhiều dẫn đến mất cân bằng âm dương. Nhẹ thì một số vấn đề về sức khỏe, nặng thì phát điên.
    Còn vấn đề BS gặp phải hoặc đang đề cập tới trong bài viết này lại hoàn toàn là vấn đề của việc tập hít thở, về mặt vật lý, về mặt cơ học nên không có liên quan gì đến “Tẩu hỏa nhập ma” cả.
    Toàn bộ bài viết của BS hoàn toàn liên quan đến việc hít thở và không có gì liên quan đến khí công ở đây hết.
    Tuy nhiên rủi ro của việc tập thở chính là tình cờ kích động năng lượng, tình cờ kích hoạt một số giác quan bậc cao (giác quan thứ sáu) mà người tập hoàn toàn không có kiến thức để xử lý khi gặp phải. Ở các môn phái bí truyền, các đạo sư không khuyến khích tập thở hoặc các bài tập thở sẽ được dạy khi mà đệ tử đã có một kiến thức và căn cơ nào đó. Ngay cả việc chỉ tập thở với mục đích sức khỏe như của BS cũng có rủi ro.

    3. Tóm lại, lời tư vấn của tôi cho BS về vấn đề này là:
    – BS nên ngừng tập thở. Ích lợi thì ít mà rủi ro thì nhiều.
    – Nếu mục đích của BS là sức khỏe thì có thể tìm tập các bài khí công hoặc thiền định.
    – Thiền định chính là bộ môn thu được nhiều lợi ích nhất: gia tăng năng lượng, điều khiển được cảm xúc, đầu óc minh mẫn và cao siêu hơn nữa là đạt được các tâm thức tâm linh. Đây là bộ môn khoa học ưu việt nhất mà người xưa đã để lại cho chúng ta.
    Để hiểu về khí công và thiền định BS nên gạt bỏ quan niệm rằng không tin vào các triết lý của phương Đông như là Tinh-Khí-Thần của Đạo gia hay là các lời dạy của các Tôn giáo.
    Thực tế thì chúng ta ai cũng nói rằng chúng ta tin vào khoa học. Nhưng những nhà khoa học xuất sắc nhất của loài người như ALbert Einstein, Louis Paster, Nicolas Tesla… thì lại tuyệt đối tin vào thần và tin vào triết học của phương đông, ví dụ như Đạo Phật.
    Chính các tôn giáo cổ xưa lại là những khoa học ưu việt nhất mà khoa học hiện đại đang tiến tới dần dần sẽ chứng minh được.

    Chúc BS thu được lợi ích !

    Reply
    • Lời đầu tiên tôi vô cùng cảm ơn sự góp ý quý báu của bạn. Bạn đã dành rất nhiều thời gian để bày tỏ ý kiến của bạn và lòng tốt để chia sẻ cho tôi những hiểu biết về khí công trên cái nhìn của phương Đông. Bạn nói đúng, khoa học hiện nay chỉ là khoa học của con người ở trình độ hiện giờ mà thôi, nên chưa chắc đã phản ánh đúng sự thật của mọi vấn đề trong vũ trụ. Tôi có khuyết điểm là khi nhìn mọi vấn đề chỉ nhìn qua lăng kính của khoa học, vì theo tôi đó là cách hiểu rõ ràng có bằng chứng cụ thể. Từ đó tôi giải thích mọi bệnh lý, sự việc theo quan điểm khoa học. Và cũng chính từ đó tôi có thể giải quyết được từng bệnh tật của cơ thể và có thể tự tôi áp dụng, sau đó khi có kết quả tốt tôi chia sẻ cho bệnh nhân của tôi. Khi đứng trước một định nghĩa như ” Khí ” ” Kinh mạch “… hay ” Thần kinh “, ” Mạch máu ” tôi có thói quen là tự hỏi: Khí cụ thể là phần nào, Kinh mạch cụ thể là gì, Thần kinh là gì, Mạch máu là gì, mình có thể thấy được trước mắt không? Nếu những gì kiểm chứng được như thần kinh mạch máu thì tôi tin. Những gì chưa kiểm chứng được, tôi vẫn lưu tâm và dần dần nếu kiểm chứng được thì tôi tin. Tôi đã tốn thời gian nhiều để tìm hiểu về thiền, về thông thiên học, tôi chân thành tôn trọng người xưa… nhưng vẫn trên quan điểm phải rõ ràng kiểm chứng được, những gì chưa rõ vẫn để trong tâm chờ khoa học tương lai soi sáng. Nếu trong sự trình bày về bài viết ” Tại sao tôi bị tẩu hoả nhập ma khi tập khí công? ” chưa đúng theo cách nhìn của bạn, tôi xin nhận khuyết điểm. Một lần nữa rất vui khi nhận được sự góp ý quý báu của bạn. Chân thành cảm ơn bạn.

      Reply
      • Đức Phật đã dạy rằng: Bạn đừng vội tin bất cứ ai nói cho dù đó là các sách hàng nghìn năm, hay được viết bởi các thánh nhân. Hãy tin khi mà tự kiến thức và kinh nghiệm của bạn đã chứng minh được việc đó.
        Việc BS chưa tin khi mà ko có gì để kiểm chứng những thứ như Khí, Kinh Mạch.v.v… là hết sức bình thường và khoa học.
        Một cách để kiểm chứng hay nhất đó là hãy làm thử trực tiếp việc đó đi sẽ tự có chứng nghiệm của bản thân mà ko sách nào mang lại được.
        Hồi 12 tuổi khi tôi lần đầu đọc quyển Khí công đạo gia tôi cũng băn khoăn rằng liệu những gì sách nói có thật ko? Khí là gì? Năng lượng vô hình, mạch cũng vô hình thì làm sao mà tin? Nhưng tôi quyết định rằng cứ thử thì sẽ biết thôi. Và chỉ sau 2 tuần tập thì mọi việc hết sức rõ ràng: Khí tụ tại Đan Điền tạo cảm giác nóng ấm, trương nở và kim châm mà ko có cảm giác nào trước đó giống như vậy. Sau đó tiếp tục dẫn khí đi theo các mạch đã mô tả. Thậm chí có hôm khí mạnh đến mức độ như một dòng nước nóng tràn vào cột sống xộc lên tận gáy làm tôi vô cùng sợ hãi.
        Vì tôi có thực chứng nên tôi mới có thể tự tin mà chia sẻ với BS ở đây chứ ko phải là chỉ đọc từ sách mà ra.
        Một trong những cuốn sách nhỏ mà rất hay về Khí công đạo gia mà BS có thể tham khảo và thực hành là cuốn Awaken healing energy through the Tao (Khí công tự trị bệnh) của Mantak Chia, dịch giả Hải Ân.
        Chúc BS thành công.

        Reply
        • Cảm ơn bạn, bác Hải Ân ( thực sự bác thứ hai và tên Ẩn ). Bác là người bạn già của tôi. Lúc trước tôi là bs khám bệnh thì bác phụ trách Đông y châm cứu tại một cơ sở chữa bệnh. Thường mỗi sáng trước khi làm việc tôi và bác thường uống cà phê thường để nói về chuyện Đạo, y học và khí công. Bác đã mất hơn 10 năm rồi do tai biến mạch máu não vì bác có bệnh cao huyết áp mà bác ít quan tâm. Cùng làm việc với tôi là một lương y lúc đó hơn 50 tuổi. Cả hai ông đều chết do tai biến mạch máu não. Thật là một điều đáng tiếc. Quan điểm của tôi rất khoa học, đơn giản và có thể giúp đở mình và người đồng cảnh ngộ. Người bệnh có thể theo đó mà áp dụng để có kết quả hữu hiệu. Những sách của Mantak Chia mà bác Hai Ẩn dịch và một bộ sách Khí công của Mantak Chia được dịch và xuất bản gần 1 năm nay toi đã có đọc. Tuy nhiện chỉ đọc thôi vì tôi đã gặp một sự cố khi tập khí công. Rất cảm ơn sự viếng thăm trang web, quan tâm về bài viết và lòng tốt của bạn. BS Huỳnh Hải

          Reply
          • Chào Bác Hải

            Về cơ bản cháu cũng đồng ý với bác.

            Thực tế đa phần chúng ta đều là người thường, cũng chẳng phải thánh nhân. Do vậy như tiêu đề của website này chúng ta làm những gì đơn giản nhất và có thấy là phù hợp. Những thứ cao siêu người thường khó lĩnh hội hoặc không có thầy giỏi hướng dẫn một cách cụ thể, trực tiếp cũng rất khó thành công. Không phải ai cũng có khả năng đọc sách và làm được theo như sách chưa nói đến việc thông tin sách đưa đúng sai ntn.

            Theo dõi trên youtube cháu cũng thấy một Thiền Sư Tây Tạng hướng dẫn khá đơn giản về cách thiền. Xin chia sẻ thêm với tiêu đề ” Huấn luyện tâm khỉ trong bạn “. https://www.youtube.com/watch?v=D5wkap9q1ng
            Theo Thiền Sư này thì thiền cơ bản chỉ là theo dõi nhịp thở mà thôi. Thực tình cháu cũng nghĩ làm như vậy cũng là một trong các biện pháp đơn giản mà người thường có thể làm được.

            Xin cảm ơn Bác

            Cảm ơn Bác.

          • Chân thành cảm ơn sự nhận xét khách quan và quý báu của cháu. Theo bác nghĩ tất cả đều khoa học, đều có thể lý giải được hay là đều là dựa trên Sự Thật. Đồng thời ai cũng có thể áp dụng một cách đơn giản để đem lại lợi ích được. Quan điểm của bác không riêng về chuyện dưỡng sinh, chuyện y học và cả về chuyện Đạo cũng vậy: phải khoa học đơn giản và hiệu quả. Riêng về Thiền, bác cũng có quan điểm của mình, bác sẽ viết một quyển sách nhỏ về Đạo để nói về kinh nghiệm trên đường tu. Bác cũng có thời gian quan sát hơi thở của mình. Không biết mọi người khác tập theo cách này thì sao nhưng bác thấy khi quan sát hơi thở thì dễ làm hơi thở của mình bị xáo trộn. Cháu chỉ cần quan sát sự chuyển động từ lớn đến nhỏ của THÂN ( cơ thể ) mình, từ việc giơ chân, duỗi tay, gãi khi ngứa, cười cho đến việc chớp mắt, mình đều biết, thậm chí cả việc gọi tên những chuyển động này cũng hạn chế. Vì tâm con người ( thực ra là óc não con người ) lúc nào cũng vô số ý nghĩ xuất hiện, chồng chéo giao thoa trong đầu, và từ lúc sinh ra đến giờ cứ tiếp tục như thể, và làm hao tán năng lượng của não. Chỉ cần dừng lại. Chuyện đầu tiên là muôn ý nghĩ chỉ còn 1 ý ( cách tu Tịnh độ niệm Phật, cách quan sát hơi thở, trì chú và cách quan sát THÂN như bác đề cập. Chuyện Đạo thực sự vốn không lời, không cách vì ngay đây vốn là đích đến. Chỉ cần dừng lại toàn bộ ý nghĩ,đặt tên sự vật là xong. Đó là ý kiến của các Đạo Sư. Một lần nữa chân thành cảm ơn cháu.

  17. Cảm ơn bác sỹ Huỳnh Hải đã lập ra một mục trao đổi kinh nghiệm về tẩu hoả nhập ma và mọi người đều tham gia rất sôi nổi. Tuy nhiên hình như chúng ta chưa tiếp cận được với bản chất của khí công và bản chất của tẩu hoả nhập ma. Các biểu hiện Tức ngực, đau ngực, nặng đầu, váng vất … thì chưa phải là tẩu hoả nhập ma mà đơn gianr chỉ là tập chưa thật đúng với mỗi cá thể rieng biệt thôi (có thể thở sai, có thể do ý thức muốn đạt kết quả nhanh hoặc muốn nhanh kết thức bài tập). Những người có biểu hiện tâm thần sau khi tập khí công mà phải điều trị tâm thần thì đấy chính là một dạng của tẩu hoả nhập ma. Trong những lớp khí công trường phái thày Bùi Long Thành hướng dẫn những năm 1993-1995 khoảng 100 người thì thường có 1 đến 2 người sau khi kết thúc khoá học phải nhập viện tâm thần – đấy chính là tẩu hoả nhập ma..
    Nếu có hứng thú xin bác đọc thêm quyển sách Hương công – một loại khí công được cho là tốt nhất Trung Quốc hiện nay – với phương châm không thủ ý, không dẫn khí , không điều chỉnh hơi thở, hoàn toàn thuận theo tự nhiên. Nếu đắc chứng có thể bác sỹ sẽ ngộ thêm điều gì mới mẻ chăng ….

    Reply
    • Cảm ơn sự góp ý quý báu của bạn. Điểm bạn nêu lên cũng rất hợp lý. Tuy nhiên tôi là người bị ảnh hưởng của khoa học. Tôi nghĩ rằng tất cả phải được giải thích trên căn bản khoa học. Riêng về Hương công, tôi có quan sát và thích tập vì không liên quan đến sự nín hơi thở trong khi tập. Tuy nhiên tôi chưa nhìn thấy một người nào tập Hương công đạt kết quả về sức khỏe chữa bệnh và đạt được tình trạng đắc chứng. Lúc trước tôi còn thấy ở nhiều công viên số người tập Hương công rất đông. Còn hiện nay thì hầu như không thấy ai tập nữa. Tôi chân thành muốn biết, muốn học môn khí công này, để khi nhận được sự thực chứng là sức khỏe, có thể chữa bệnh được và những kết quả xa hơn. Nếu bạn sẵn lòng xin cho biết kinh nghiệm của bạn sau khi tập Hương công, và bạn có thể giúp tôi tài liệu học Hương công của tiên sinh Điền thuỵ Sinh mà bạn đang tập. Chân thành cảm ơn bạn đã viếng qua trang web chuabenhdongian.com và để lại những nhận xét quý báu. Bs Huỳnh Hải.

      Reply
  18. Cảm ơn bác sỹ Huỳnh – Hải đã cho biết thêm một số thông tin về người tập khí công Hương Công. Bản thân tôi đã tập một số bài khí công như trường phái Thầy Bùi Long Thành, bài Bát đoạn cẩm, bài Ngũ hành khí công. Nhưng khi tập hương công tôi cảm nhận được biểu hiện của khí mạnh nhất như: Thời gian dầu có cảm giác tê buốt ở lòng bàn tai cánh tay. Rồi cảm giác đó giảm dần và xuất hiện cảm giác nóng rát ở lòng bàn tay. Rồi một thời gian sau không còn cảm giác nóng rát mà chỉ còn cảm giác nóng ấm ở lòng bàn tay bàn chân. Một thời gian sau tôi cảm nhân khi đến thời gian cuối các lông ở cánh tay dựng đứng lên và có cảm giác có luồng khí lạnh đi qua các lỗ chân lông. Sau buổi tập mồ hôi rịn ra khắp cơ thể nhất là ở bắp tay bắp chân. Các triệu chứng thoái hoá khớp giảm hẳn, không còn đau khớp gối. Bệnh đau tim đã hết. Huyết ám đã khá hơn nhưng chưa khỏi. Còn một số bạn đang tập cùng tôi trên tra khí công hương công có nhiều biểu hiện khác nhau . Có bạn tập mồ hôi đầm đìa như tắm mặc dù cũng chỉ mới tập trình độ A. Có bạn cảm thấy rất nóng ở lỗ tai và khí đi quá đó rất mạnh. Có bạn thấy lòng bàn tay tê buốt (bạn này hiện chưa khỏi tê buốt). bác cho tôi địa chỉ mail tôi xin gửi sách Hương công cho bác. Bác có thể tham khảo video trình A: https://www.youtube.com/watch?v=idtEFi1AuSM&t=10s ; Bác có facebook có thể xem trên trang: https://www.facebook.com/huongcong.xianggong.7
    Cảm ơn bác rất nhiều vì đã chia sẻ rất chân thành.
    Chúc bác và gia đình an khanh hạnh phúc!

    Reply
    • Chân thành cảm ơn sự chia sẻ quý báu và kinh nghiệm tập Hương công của bạn. Hy vọng những kết quả thực tiển của phương pháp Hương công do tiên sinh Điền Thụy Sinh tìm ra, qua sự trải nghiệm thực tế của bạn giúp ích tôi và sẽ giúp ích nhiều người hơn. Thành thật cảm ơn và mong được bạn chia sẻ những kinh nghiệm về sức khỏe của bạn lên trang web chuabenhdongian.com Email của tôi: haihuynh0164@gmail.com Chúc bạn cùng gia quyến luôn vui khỏe. Bs Huỳnh Hải

      Reply

Leave a Comment