THOÁI HOÁ KHỚP GỐI

Đau khớp gối và đi đứng khó khăn là triệu chứng hay gặp ở người trung niên và người già. Nguyên nhân là khớp gối bị thoái hóa. Theo thời gian khớp gối ngày càng bị già đi , bị thoái hóa nhiều hơn. Cấu trúc của xương đùi, xương cẳng chân bị thưa, yếu, dịch khớp gối bị khô, hệ thống dây chằng bị yếu, nhão.

Cuối cùng dẩn đến tình trạng yếu, mỏi, đau nhức vùng gối.

Khi điều trị bác sĩ thường cho thuốc giảm đau, kháng viêm, thư giản cơ, thuốc hỗ trợ khớp như glucosamin…

Loại thuốc giảm đau nhẹ nhất là thuốc giảm đau ngoại vi như Paracetamol. Mạnh hơn một chút là thuốc kháng viêm Non steroid như Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib… Thuốc kháng viêm giảm đau mạnh hơn nữa là corticoid ( Prednisolone, Methyl Prednisolone… Thuốc giảm đau có thể xử dụng riêng lẻ hay phối hợp. Những thuốc nói trên có tác dụng giảm đau đôi khi thật ngoạn mục. Uống vào vài hôm đã thấy hết đau. Nhưng khi ngừng thuốc, cơn đau khớp lại tái xuất hiện!

Cuối cùng do uống các loại thuốc trên trong thời gian dài , người bị thoái hóa khớp vừa không hết đau do chứng thoái hoá khớp lại vừa thêm một bệnh nữa là đau dạ dày. Đôi khi có những trường hợp nặng hơn nữa là xuất huyết do tổn thương dạ dày

Các bạn biết không, có một cách khác để giải quyết đau do thoái hóa khớp hữu hiệu và hầu như không có tác dụng phụ và làm mạnh khớp gối. Đó là tập thể dục vùng gối.

Có nhiều động tác tập cho khớp gối

Theo kinh nghiệm điều trị tôi thấy có một động tác đơn giản, dễ áp dụng và có hiệu quả tốt cho người lớn tuổi bị đau khớp gối mà không có tác dụng phụ

Động tác này chủ yếu giúp hệ thống dây chằng vùng khớp gối được mạnh, dẻo dai. Các bạn xem lại hình minh hoạ sẽ thấy hệ dây chằng là phần chủ lực cho sự vận động khớp gối ( và tất cả khớp trong cơ thể  nữa ). Do đó đây là bài tập dù vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp khớp gối khỏe mạnh.

BÀI TẬP THỂ DỤC KHỚP GỐI: Tay trái đặt tại thắt lưng. Bàn tay phải đặt lên tay trái. Chiều rộng 2 chân bằng chiều rộng 2 vai. Từ từ rùn gối xuống rồi đứng thẳng lên, mỗi ngày 2 lần mỗi lần tập khoảng 40 lượt ( cẳng chân và đùi hợp thành một góc khoảng 120 độ = ngồi xuống giữa chừng, không cần ngồi quá thấp )

 

Trong khi tập động tác này, các bạn nên tập chậm và vừa tập vừa chú ý đến vùng dây chằng trước khớp gối. Buổi sáng tập đứng lên ngồi xuống 40 lượt, chiều 40 lượt nữa .

    Lúc đầu, các bạn có thể tập mỗi ngày 2 lần mỗi lần tập khoảng 10 lượt, dần dần các bạn tăng số lượt lên cho đến đủ số 40 lượt mỗi lần. Những bác lớn tuổi, yếu, có thể có thể tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 đến 10 lượt. Hoặc không cần đặt 2 tay sau lưng và có thể vừa tập vừa nắm tay vào cạnh bàn cũng được

 

Kỳ diệu thay, chỉ một động tác thể dục “ đứng lên ngồi xuống “ cũng đủ cải thiện chứng đau do khớp gối bị thoái hóa ( Ngoài ra các bạn nên uống bổ sung calcium D và phơi nắng sáng mỗi ngày # 30 phút , tránh ngồi xổm vì làm căng đau dây chằng khớp gối ). Nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập đơn giản này. Các bạn hãy thử xem!

tapgoi

22 thoughts on “THOÁI HOÁ KHỚP GỐI”

  1. Cháu chào bác, xin hỏi bác là có bài tập nào để chưa bệnh thoái hoá khớp vai không ak!
    Anh cháu bị đau mỏi vai là cánh tay trái mấy tháng nay, đi khám bác sĩ chuẩn đoán do thoái hoá khớp vai, đã uống nhiều thuốc đông, tây y nhưng không thây đỡ!
    Riêng cháu thì thường bi đau mỏi vai gáy, và cánh tay phải, đã áp dụng theo cách của bác thấy cũng đỡ nhưng chua dứt hoàn toàn nên cháu nghĩ co the ngoài nguyên nhân do chau ngồi sai tư thế thì cũng co thể do cháu bị thoái hoá khớp vai! Vì vậy xin hỏi bác co bài tập nào giúp giải quyết tình trạng trên không ak?

    Reply
    • Thoái hoá là bệnh lý của tuổi già thường chỉ xảy ra ở người > 40 tuổi. Tuy nhiên tư thế sai góp phần làm đau khớp bị thoái hoá. Một bệnh hay gặp là đau phần mềm ( cơ, dây chằng, thần kinh ) quanh khớp vai. Bệnh này không chỉ đau ở khớp vai mà còn đau xuống cơ delta ở đầu cánh tay. Đau âm ỉ kéo dài vài tháng đến cả vài năm. Cơn đau nhói lên vô cùng khó chịu khi làm động tác vói tay, tréo tay. Nhiều người rất đau và khó khăn khi mặc áo thun. Uống thuốc chỉ giảm đau và đau tái phát khi tác dụng của thuốc hết. Bạn nên đến các bệnh viện, vào phòng vật lý trị liệu để được tập vật lý trị liệu ( kéo ròng rọc, chiếu tia hồng ngoại, châm cứu..) có kết quả tốt. Chúc bạn mau hồi phục sức khoẻ

      Reply
  2. chào bác.cháu năm nay 28 tuổi nhưng hai đầu gối cháu từ lâu luôn trong tình trạng mỏi và khi mỏi cháu co gập chân cũng phát ra tiếng kêu như cục ở các ngón chân ngón tay.gần đây cháu mới sinh e bé đươc 4 tháng,và cháu thấy hai đầu gối cháu mỏi nhiều hơn,có lúc đau tấy lên vùng đùi.cháu đã bắt đầu uông glucoxamin.liệu có bài tập nào phù hợp với cháu không ạ.cháu rất lo lắng.

    Reply
    • Cháu nên đi đến trung tâm y tế hay bệnh viện để được khám bệnh, chụp X quang khớp gối và những xét nghiệm khác. Sau đó bác sĩ khám, chẩn đoán và cho lời hướng dẩn kèm đơn thuốc cho cháu

      Reply
  3. vâng.cháu cảm ơn bác.bác cho cháu hỏi.liệu triệu trứng như vậy của cháu có phải thoái hóa khớp k ạ.và có biện pháp nào để cải thiện tình trạng bệnh mà k dùng nhiều đến thuốc kháng sinh k ạ.

    Reply
  4. Kính chào Bác Sĩ,
    Vợ tôi 65 tuổi, mới bị chứng ngón tay bật. Bác sĩ khám nói phải mỗ. Hiện ngón tay trỏ tay mặt rất khó khăn khi gập lại. Thưa Bác sĩ, có cách tập luyện nào để không phải mỗ không??? Xin cám ơn Bác Sĩ.
    Kính chào.
    Nguyễn Quyết Thắng.

    Reply
    • Theo tôi bạn nên đi khám tại phòng khám nội khoa để điều trị trước. Bác sĩ nội sẽ cho vợ bạn uống thuốc kháng viêm, giãn cơ một thời gian. Thông thường thì bệnh sẽ ổn. Bạn nên kết hợp với bài tập co và duỗi thẳng cách ngón về phía lưng bàn tay ( một bàn tay úp ở phía trên, và một bàn tay đở phía dưới bàn tay kia trong khi co duỗi khớp của bàn tay úp ) Động tác này dần dần hồi phục tốt hội chứng ngón tay bật. Thân chào bạn

      Reply
  5. Chào bác sĩ.tình cờ đọc được bài viết của bác sĩ,tôi thấy hữu ích quá ạ,tôi đang bị đau khớp gối đã đi chụp chiếu xét nghiệm máu,và được kết luận là thoái hoá khớp gối,tôi đã uống thuốc bệnh viện kê,và thấy 10 phần khỏi 9 ,tuy nhiên tôi muốn hỏi bs nếu tôi bổ xung Glucosamin và tập thể dục đều đặn thì có thể khỏi bệnh lâu dài không ak,hay đến một lúc nào đó nó lại tái phát,sức khỏe tôi tốt đây là lần đầu tiên tôi bị nên hoang mang quá ak mong bs tư vấn giúp ,cảm ơn bs nhiều,chúc bs luôn khỏe

    Reply
    • Bệnh thoái hoá khớp là bệnh của tuổi già. Vì thế không cách nào trị dứt điểm, đó là điều đương nhiên. Thuốc kháng viêm chỉ giảm đau cấp thời. Không thể uống lân dài vì không giúp hết bệnh và khi sử dụng lâu ngày hại đến dạ dày và thận. Tốt nhất là bạn tập thể dục cho các khớp để phòng bệnh và giúp sống chung với bệnh thoái hoá khớp. Có thể uống thêm thuốc ” bổ ” khớp như glucosamin, chondrotin… Động tác đơn giản để điều trị thoái hoá khớp trong bài viết là một động tác đơn giản và hữu hiệu để làm mạnh các dây chằng khớp gối và làm bệnh nhân bớt đau thoải mái trong sinh hoạt. Đây là một động tác đã được nhiều người áp dụng có kết quả tốt. Hy vọng cũng sẽ tốt cho bạn

      Reply
  6. Chào Bác Sĩ, bố tôi năm nay 80 tuổi bị ta nạn chấn thương cột sống L4,L5 bị đau nhiều . hiên nay không ngồi dậy đươc, hai chân co duỗi bingf thường. Vậy xin hỏi Bác Sĩ có phương pháp điều trijhay tập luyện nào để bố toi ngồi dậy được khong ạ. Xin cám ơn Bác Sĩ.

    Reply
    • Theo như lời bạn kể thì bố bạn không ngồi dậy được sau chấn thương. Nhưng còn nhiều chi tiết là bạn chưa kể rõ, như chấn thương đã bao lâu rồi. Lúc chấn thương thì đầu hay cột sống bị va chạm, lúc đó có hôn mê không? Hiện nay bố bạn ngồi dậy không được là do đau ( đau ở đâu? ) hay do không làm chủ cơ thể được? Bạn có đưa bố đi điều trị không? Điều trị ở những nơi nào, kết quả ra sao…Ngoài ra còn phải khám những phản xạ thần kinh khi bác sĩ đối diện trực tiếp với bệnh nhân…. Mục đích tất cả những chi tiết trên để có thể xác định vị trí của tổn thương + có thể đưa ra cách điều trị và tiên lượng về tình trạng bệnh. Tôi đang cố gắng ở vào tình trạng của bạn , của một người con lo lắng cho cha mẹ ở vào hoàn cảnh trên. Dù là một trường hợp bệnh rất khó, nhưng phải cố gắng điều trị bằng mọi cách

      Reply
  7. Thưa bác. Cháu là nữ.27t.cách đây 3 năm cháu có mổ cắt sụn chêm gối p.hôm trước khi đang ngủ cháu vô tinh gấp chân và thấy nhức và sưng.cháu đi khám thì bạch cầu tăng 10.7. Crp dương tính.bác sĩ cho cháu cefuroxim 500.meloxicam 7.5.nhưng cháu thấy k đau.chỉ thấy sưng nên cháu thấy lo.cháu nên làm gì đây ạ.cháu có băng thun và gác gối lên cao.cháu có nên chườm nóng hay lạnh k ạ.và sau khi phục hồi cháu tập bài tập của bác được k ạ.cháu cám ơn bác ạ.

    Reply
    • Toa thuốc bs cho cháu và cách chăm sóc khớp gối như vậy theo bác là hơp lý. Dần dần khi khớp gối bớt đau cháu có thể tập bài tập ” THOÁI HOÁ KHỚP GỐI ” mục đích để làm mạnh các dây chằng vùng khớp gối. Cháu lưu ý là tập với tốc độ chậm, vừa với khớp gối của mình, số lần lúc đầu ít ( khoảng mỗi lần tập 10 lượt thôi, mỗi ngày 3 lần ) và dần dần mới tăng số lượt tập lên. Bác nghĩ như vậy sẽ tốt cho khớp gối của cháu.

      Reply
      • Cháu cám ơn bá ạ.nhưng bác ơi cháu đã uống thuốc được 5 ngày rồi ạ.mà vẫn chưa hết sưng.bác sĩ chỉ cho cháu uống 5 ngày cefuroxim thôi ạ.cháu nên làm gì để hết sưng ạ.cháu đã hạn chế vận động hết sức ạ.cháu cám ơn bác ạ

        Reply

Leave a Comment