MỘT LỐI VỀ NHÀ

Trân trọng gửi đến các bạn tài liệu tu học mà tác giả NHAMPL đã chia sẻ. Rất mong tài liệu quý báu này sẽ thích hợp và đem đến nhiều ích lợi cho các bạn trên đường tu. Thành tâm chúc tác giả và người gửi được dồi dào sức khỏe. Bs Huỳnh Hải.

HỌC PHẬT:

Chúng ta nghe nói Đạo Phật rất khoa học vậy thì nó khoa học ở chỗ nào? mà khi chúng ta bước vào học Phật nó mù mờ thế !!!!!

Hơn 2.500 năm mà khoa học này chưa thống nhất được một quy trình tu học, để rồi hậu sinh chúng ta mỗi người một ý!!!

pháp tôi hay !!! pháp tôi mới là chánh!!!

cùng là đệ tử Phật mà cãi nhau chí chóe !!! lời dạy của Phật, không hiểu tới nơi lại muốn thay đổi (có người muốn bỏ bát kỉnh pháp) ….

Còn nhiều nữa !!! ở đây tôi chỉ lạm bàn, chỉ là nhận định của một cá nhân, không tranh luận nên nếu có ai đó đọc qua mà không hài lòng thì để bụng vậy!

Phật sau 49 năm thuyết pháp lại chẳng nói lời nào! nên Mật thì mãi vẫn là Mật !!!!!!! nên chỉ có thông thì mới biết: vốn không một Pháp!

Mặc dù muốn trình bày tiến trình học Phật cho có tính khoa học nhưng cũng không thể không dùng từ trong đạo Phật!

tất cả những gì tôi trình bày ở đây chỉ mong muốn một điều duy nhất là góp một chút ý kiến nào đó có thể, giúp một ai đó dễ dàng hơn trong bước đường học Phật, nên mong rằng không có một ai đó đọc xong mà nhận đây làm hiểu biết.

Chân Lý thì chỉ có một nên con đường đi đến Chân Lý cũng chỉ có một mà thôi, nhưng do đâu có nhiều kinh và nhiều cách tu học khác nhau (đại để như thiền tông, mật tông, tịnh độ tông, cũng từ đó do không hiểu rõ nên có nhiều trường hợp người ta đã hình thành Phật giáo nọ Phật giáo kia)

Sở dĩ có nhiều kinh cho nhiều cách tu học khác nhau, trong những cách tu học khác nhau đó lại dùng những từ khác nhau để chỉ dạy là do con người trên thế gian này, mỗi nhóm người có sự mong muốn khác nhau, ước vọng khác nhau, tâm ý khác nhau nên Thế Tôn đã quyền biến dùng từ ngữ của từng nhóm để diễn tả chân lý , con đường đưa đến chân lý của riêng từng nhóm như nhóm người chán cảnh trần gian này thì Thế Tôn giới thiệu cõi Cực Lạc; nhóm người thích những điều huyền bí thì Thế Tôn dạy chú thuật; nhóm người ưa hiểu biết rõ ràng thì Thế Tôn dạy cách luận, nhưng tất cả không ngoài mục đích giúp con người có trí tuệ, trí tuệ đó là gì? là hiểu biết nguồn gốc sanh từ, diễn biến của sanh tử, cách giải quyết sanh tử ; như vậy thì việc học Phật nó có một tiến trình rõ ràng!  tiến trình đó như thế nào?

Đạo Phật đặt nền tảng trên tứ diệu đế đó là Khổ, Tập, Diệt, Đạo, mỗi người học Phật cần hiểu rõ bốn điều này đơn giản là nhận diện những cái  cảm xúc này mỗi khi gặp điều bất như ý , sự hình thành của nó , cách thức triệt tiêu nó , trải qua ba giai đoạn này một cách triệt để nó hình thành một hiểu biết mà hay gọi là trí tuệ , trí tuệ trọn vẹn thì gọi là đạo.

Để đạt được những điều trên, cũng giống như những khoa học khác: toán học, vật lý, đạo Phật cũng có định luật và những định lý mà không một ai có thể bỏ qua khi theo ngành học này đó là ĐỊNH LUẬT NHÂN QỦA, những định lý: TỨ NIỆM XỨ, THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN.

Khi học định luật và định lý này cái cần là mỗi người thấy được quả thật nó là như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, ông Phật ổng chỉ nói lên sự thực chứ không áp đặt lên tri thức của chúng ta bất cứ thứ gì, Tổ nói:” không mang pháp vào tâm” là nghĩa này. Mà đã là sự thực thì chúng ta phải tôn trọng chứ không phải sợ và né tránh , nói chính xác hơn là mỗi người cần TÔN KÍNH những điều đó , nhất là TÔN KÍNH NHÂN QUẢ điều này khi nói đến mọi người đều SỢ chứ không TÔN KÍNH điều này liên quan đến câu nói “phải tin sâu nhân quả” .

Trên đây là thuộc phần “văn” và “tư” thường thì cho dù bất cứ người nào học Phật đều phải “lướt” qua tại sao tôi nói phải “lướt” qua bởi nó là những điều căn bản để bước vào giai đoạn “tu” và khi chúng ta ngộ đạo rồi nó giúp chúng ta củng cố trí tuệ và cuối cùng chúng ta xác minh lại bằng trí tuệ  rốt ráo .

Trong Thập Nhị Nhân Duyên chúng ta thấy theo quy trình thuận thì do Vô Minh nên cuối cùng là sanh tử, ngược lại do sanh tử mà kết cục là Vô Minh ,

vậy thì chúng ta đang Vô Minh làm sao mà hiểu được Phật muốn nói với chúng ta những gì, nếu không có trí tuệ hay nói cách khác là hết vô minh thì những gì chúng ta học hay giải chỉ dựa vào Vô Minh làm gốc như thế cuối cùng Vô Minh vẫn hoàn Vô Minh mà thôi, cũng như những môn khoa học khác , chỉ những ai có cùng trình độ và cùng ngành mới cùng hiểu biết vấn đề như nhau , ở đây cũng thế , Phật nói ai cũng có Phật Tánh nên chúng ta cần ở Phật Tánh để nghe Phật nói thì chúng ta mới hiểu được , Phật nói :”Tin Ta mà không hiểu Ta là bài báng Ta”. Vậy cái chúng ta cần có không thể không là “Kiến Tánh”.

Tới giai đoạn “tu” giai đoạn này cho dù đi bằng bất cứ cách nào mỗi người cần cái mà hay gọi đó là “ngộ đạo” hay “Kiến Tánh” ở giai đoạn này cái cần là mỗi người phải khởi được “nghi tình”

Nghi tình là gì! là nửa tin nửa ngờ! những vấn đề chưa biết rõ! thấy có lý nhưng chưa biết!  từ đó hình thành nghi trong nội tâm! một cách tự nhiên!

như vậy chúng ta không nên nói tới nghi tình, nó chỉ là từ ngữ rổng tuếch nếu không là trạng thái tự nhiên trong nội tâm mỗi người chúng ta! Điều Phật nói: mỗi người đều có Phật Tánh, nếu tin thì mỗi người tự nảy sinh thắc mắc “mình có mà sao không biết !? nó như thế nào chứ!? “nghi tình hình thành như vậy! khối nghi chín mùi là khi nó thúc bách chúng ta bằng mọi giá phải thấy được, bởi nếu không thấy được thì chưa thể gọi là người theo đạo Phật! “Tu hành cần nhất phải thấy tánh, chưa thấy Tánh vẫn là ngoại đạo” (trong Đạt Ma huyết mạch luận, Trúc Thiên dịch) đây là cái mà mọi người đều phải thấy, khi thấy thì gọi là kiến tánh , do không ai không phải vượt qua chặng này nên nó có tên là “công án”(bản án chung); khi kiến tánh thì hành giả thấy quả ai cũng có, hồi nào đến giờ nó như vậy , giải thoát là thế , vãng sanh là thế , ALAHÁN là thế .

Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, bởi tập khí cũ và vô tình thức lại thành lập do vậy chúng ta lại có chương trình mới đó là THIỀN, MẬT và cuối cùng là TỊNH.

Ở đây chúng ta kiểm chứng lại định luật và những định lý để thấy rõ cái “TẬP” và làm cách nào để mất đi những tập khí, bằng cách tìm hiểu hình thành của nó, trí tuệ dần được tăng trưởng cho đến viên mãn. Giải quyết xong vấn đề sanh tử.

Khái quát việc tu học Phật là như thế!

Bây giờ đi sâu vào vấn đề.

Thực ra nếu chúng ta có được trí tuệ rốt ráo (thấy sự thực là sự thực, không lựa chọn), hay còn gọi là Phật Tri Kiến “đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” thì không có gì phải “tu” cả, nhưng bởi vì chúng ta chưa có hay khi kiến tánh (ngộ đạo) nhưng chưa rõ nét nên mới phải “học”, cái gọi là Phật Tri Kiến thực ra nó cũng là nhận thức của chúng ta mà thôi, nhưng do cái tập khí hay lựa chọn nên nó là tri kiến chúng sinh , từ chuyên môn gọi là “Nghiệp Thức” là do những hiểu biết này mà chúng ta trôi lăn mãi , do vậy chúng ta cần tới cách mà Phật đưa ra để hoàn thiện tri thức của chúng ta . Đơn giản chỉ là nhìn nhận sự thực Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói:

SỰ THỰC LÀ SỰ THỰC, TRẢ GIÁ VỚI SỰ THỰC LÀ KÝ KẾT VỚI MA

(Đat Ma huyết mạch luận, Trúc Thiên dịch).

Khi học Phật chúng ta cần theo thứ lớp, có như thế việc học Phật của chúng ta mới rõ ràng và đạt kết quả, tất cả mọi “Tông phái” đều như thế!

Trong đạo Phật có câu rằng “Thiền tông nắm mệnh mạng Phật Pháp“  là do đâu !?

– do đường lối này thuần trí tuệ từ đầu tới cuối, hoàn toàn không mượn bất kỳ một kỹ thuật nào.

(những người tu khác mượn danh hiệu Phật, hay những câu chân ngôn); tợ như hành giả đấu trí với chính mình để giải quyết nghiệp thức của chính bản thân hành giả;

Ở đây trước tiên tôi trình bày diễn biến của đường lối tu này!

Thường những người đi theo đường lối này cảm nhận cuộc sống này bất hợp lý, do tiến trình cuộc sống không nói lên được mục đích!

do vậy nội tâm sinh nghi hẳn nó có một ý nghĩa mục đích gì đó mà mọi người không nhận ra! cũng do duyên lành đời trước đưa họ đến với Phật Pháp bằng con đường trí tuệ này!

họ không có tâm trạng chán ghét cuộc sống, hay mong cầu những điều thần bí! họ đến với Đạo Phật bằng niềm tin với hiểu biết rõ ràng ; cùng với nỗi nghi ngày càng lớn.

Nghi tình lớn nhất là Thế Tôn nói ai cũng có Phật tánh

Từ đây nghi tình nhiều vô kể khi tu học nếu hành giả hạ quyết tâm một đời phải xong thì thứ tự nó sẽ xảy ra tự nhiên trong nội tâm hành giả cho tới khi nào hành giả giải quyết xong vấn đề sanh tử!

Khi đã có nghi tình một cách tự nhiên rồi thì theo thiển ý của tôi hành giả buôc phải trang bị cái mà tôi tạm gọi là CĂN BẢN TRÍ đó là:

*Phải luôn có ý tưởng: mọi người đều có Phật tánh, đều đã thành Phật, không được khởi tâm khinh chê.

*Tất cả các pháp tự tánh đều thanh tịnh, chỉ có tâm ta đang bị ô nhiễm

*Trong cuộc sống luôn khởi nghĩ ta nhận quả của nhân đời trước nay nương vào đó để tu học đạt được huệ nghiệp.

*luôn nghĩ thân tâm và trần cảnh là những cái có sanh ắt có diệt.

Những điều trên nó hình thành giới, giới kiên cố, giới càng cao ta càng tiến nhanh.

*Thành khẩn mong Chư Phật, chư Đại Bồ Tát gia hộ sớm đạt đạo quả VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, do ý này mà hành giả tinh tấn trong tu học.

 

“VẬY THÌ TÁNH NÓ NHƯ THẾ NÀO !!!!”

 

Tới đây rồi thì cái ngày…không còn xa.

Có vị Tổ nói rằng nếu có ai đó ôm mối nghi này trong 7 ngày quên ăn quên ngủ mà không ngộ thì Tổ chịu tội “bạt thiệt vô số kiếp”

Từ đây trở về trước không cần ấn chứng, nhưng từ đây trở về sau nếu không được ấn chứng dễ vào nẻo tà!

Những đường lối tu khác như niệm danh hiệu Phật , trì chú hay tọa thiền cần thường xuyên củng cố niềm tin, cho đến giai đoạn nào đó khi có được niềm tin chân chánh nơi Phật Pháp cũng phải : một là theo trình tự trên , hai là có nhân duyên tốt được gặp người khai thị cho thì đỡ vất vả  ; có nghĩa là một là tự lực , hai là tha lực để “kiến tánh”.

Nếu để ý chúng ta nhận thấy trong kinh, khi Phật thuyết pháp xong thì có nhiều người chứng những quả vị khác nhau nhưng cao nhất chỉ là ALAHAN sau đó trong kinh nói tới việc làm tiếp theo nhưng chỉ lược qua bởi chỉ khi kiến tánh hành giả mới biết việc tiếp theo là như thế nào, tuy nhiên như đã nói ở trên từ kiến tánh trở về trước không cần ấn chứng nhưng từ kiến tánh trở đi nếu không được ấn chứng dễ vào nẻo tà .

Thực ra giai đoạn này chỉ củng cố trí tuệ mà thôi cho đến khi hành giả thông được cái mà 49 năm Phật chưa nói lời nào! hay là biết thế nào là:

”NHƯ LAI CHƠN THIỆT NGHĨA”

 

1.  HẠ THỦ CÔNG PHU!:

HẠ THỦ CÔNG PHU như thế nào!

Khi hành giả đã hình thành nghi tình thì tự nhiên có một lực thúc bách, chỉ còn tìm kiếm nơi mình “NÓ LÀ THẾ NÀO!” lúc này cái cần là:

 

*  LUÔN NHẬN RA (((CHỈ NHẬN RA THÔI KHÔNG LÀM GÌ HẾT)))

Những niệm khởi dù tốt xấu, thân, trần cảnh tất cả đều là pháp sanh diệt!

*  Thế nào!  lúc nào! dứt khoát không luận mà chỉ luôn nhận ra những gì thuộc sanh diệt!

chúng ta thường nghe nói như mèo rình chuột nhưng không biết như thế nào hoặc giả hiểu là mèo thấy chuột là bắt! Đây là một SAI LẦM LỚN khiến chúng ta rơi vào thế luẩn quẩn! NHỚ LÀ CHỈ NHẬN RA THÔI.

 

Được như thế rồi thì thời tiết tới hoa nở lo gì chứ!

Đường lối này hành giả công phu mọi nơi mọi lúc!

NGUYỆN ĐỒNG THÀNH TỰU!

2.  HIỂU NHƯ THẾ NÀO KHI NÓI ĐẠO PHẬT BAO GỒM NHỮNG TÔN GIÁO KHÁC:

HIỂU VỀ ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO!!!!!!

Khi nói Đạo Phật bao gồm những Tôn Giáo khác!

Người ta bảo Đạo Phật bao gồm những Tôn giáo khác, do đâu???

Mọi Tôn Giáo do con người hình thành lên, từ buổi sơ khai người ta thờ Thần Linh , từ đó đến nay nhiều hình thức ra đời , những hình thức mang tính triết lý đươc nhiều người chấp nhận  thì hình thành lên Tôn Giáo !

nhưng chung quy cũng do nhu cầu của con người và do con người lập ra!

Đạo Phật cũng không ngoại lệ, nhưng triết lý của Đạo Phật lấy con người làm căn bản để truy ra nguyên do hình thành nhu cầu về mọi mặt trong cuộc sống trong đó có nhu cầu Tâm Linh (vạn Pháp do Tâm, pháp giới do Thức).

Mục đích  mọi nhu cầu của con người trên thế gian này là HẠNH PHÚC , YÊN VUI  ! nhưng dưới triết lý của Đạo Phật thì mọi mưu cầu của con người kết cục đều không đem lại cho con người những gì mà con người đã mong muốn , mà thực tế nếu chúng ta xem xét lại trong cuộc sống thì nó quả thật như vậy , có chăng chỉ là những cái mong manh tạm thời trong một giới hạn nào đó mà thôi và cảm xúc Khổ Đau vẫn mãi ám ảnh!

Ông Phật đã truy nguyên được do đâu hình thành, làm cách nào để giải quyết, lộ trình như thế nào! đó là cái mà chúng ta hay nghe nói : Tứ Diệu Đế = KHỔ , TẬP , DIỆT , ĐẠO . Nó ở trong mỗi người và do mỗi người!

Chính vì trong mỗi người và do mỗi người nên Ông Phật ổng muốn mọi người sinh ra trên thế gian này đều có được hiểu biết như ổng nên ổng đã dùng ngôn ngữ của mọi giới (mà mỗi giới đều có nhu cầu riêng), do vậy mà có nhiều kinh, sau này người ta lập ra nhiều cách tu khác nhau; mà tính chất của mỗi nhóm như thế nó giống tính chất mà các tôn giáo khác chủ trương .

Sơ lược qua như thế, tới đây chúng ta biết do đâu mà người ta bảo Đạo Phật bao gồm những tôn giáo khác!

Cũng qua đây chúng ta rõ thêm do đâu nói “Thiền Tông” nắm mệnh mạng Phật Pháp.

3.  ĐẠO PHẬT VỚI Y HỌC:

Đạo Phật với Y Học!

Một câu niệm Phật “A DI ĐÀ PHẬT “chữa được bách bệnh!

thường thì những ai   tu tập theo pháp môn niệm Phật thì nghe nói câu trên, mật tông thì dùng những câu chú, thiền tông thì nói “đau đâu an tâm ở đó! như vậy thì nó như thế nào!!!

Qua thông tin đại chúng, chúng ta hay nghe nói đến những phép màu về khả năng chữa lành bệnh của một cá nhân hay một hiện tượng nào đó, của cả những tôn giáo khác chứ không riêng gì Đạo Phật, cái nhìn của Phật giáo về vấn đề này như thế nào!

Thường thì nó rơi vào những trường hợp bệnh mãn tính, có nghĩa rơi vào tình trạng hoàn toàn bó tay, mà trong đó bệnh ung thư đứng hàng đầu!

Trong thực tế chúng ta thấy tâm nó ảnh hưởng đến sinh lý của cơ thể, như khi vui thì mặt mày sáng sủa, rực rỡ! khi buồn thì ủ rũ sám xịt! khi giận dữ thì mặt đỏ tía tai, cực điểm thì tím cả mặt!

những hiện tượng trên thân như thế và còn nhiều nữa nguồn gốc nó đều do ảnh hưởng của tâm chúng ta! lâu ngày thành bệnh! nhưng do đâu mà tâm chúng ta hình thành những cảm xúc đó!

Thực tế chúng ta coi lại thì tất cả đều do những điều như ý hoặc không như ý chúng ta! khi bệnh nặng vô phương cứu chữa, không còn bám víu vào đâu được nữa, thì cái tôi mà lâu nay cứ nghĩ là do mình làm được tất cả bị khống chế hoàn toàn , cũng do tin vào một cái gì đó trừu tượng , có nghĩa vượt ra ngoài cái hiểu biết của ta ,như câu niệm Phật , hay một hiện tượng nào đó !

lúc đó cái ta gốc nó hiện diện, chúng ta vô tình rơi vào thế trở về mầm sống ban đầu như đứa trẻ vậy, cũng trên nguyên tắc tâm ảnh hưởng sinh lý mà cái tâm thuần khiết ấy nó ảnh hưởng đến thân và chúng ta hết bệnh!

Người tu hành có trí tuệ thì “đau đâu an tâm ở đó “ở đây nó liên quan đến câu nói của Bồ Đề Đạt Ma: “Ta đến cõi này chỉ truyền pháp an tâm “từ đây chúng ta thấy được nhiều điều mà đặc trưng nhất là đạo Phật nhằm giúp chúng ta trở lại với chính mình!

Còn những người học Phật bịnh thì sao! khi chúng ta bịnh cũng có nghĩa chúng ta đã lập một ý tưởng nào đó trong ta, ví dụ như ý tưởng thiện chẳng hạn mà chúng ta chưa biết cách xử lý những ý tưởng xấu trong ta loay hoay lâu ngày thành bệnh , chỉ vì chúng ta đã phạm phải điều tối kỵ khi tu học là “mang pháp vào tâm” hay rõ hơn là việc tu học không rõ ràng  theo thứ lớp !

nó có ý nghĩa sâu xa là chúng ta không tôn trọng sự thật! những người tu học chúng ta vô tình hình thành một cái ta (bản ngã) mới mà chúng ta không hề hay biết hay nói theo từ ngữ trong đạo là không có tính “khiêm cung“

(cũng xin nhắc là tính khiêm cung không phải lập ra mà nó tự hình thành khi chúng ta tu học với niềm tin chân chánh, gọi là chánh tín) lâu ngày nó sinh con đẻ cháu (thức biến) và cuối cùng là bệnh, khi người tu học bị bệnh rồi thì khó chữa , chỉ khi biết nhìn lỗi mình thì mới có cơ may , mà cơ may này lại đem đến cho người học Phật hai điều một là hết bệnh hai là tiến trên con đường tu học !

Một số ít bệnh do tác động bên ngoài, còn hầu hết do cái đầu của chúng ta! có nghĩa là do tâm bệnh mà thân bệnh!

4.  TỨ DIỆU ĐẾ:

TỨ DIỆU ĐẾ!

Đây là nền tảng căn bản của đạo Phật, nếu chúng ta nắm vững và thứ tự giải quyết từng cái một thì chúng ta không bị chệch hướng trên con đường tu học! chuyện đâu còn đấy! không nên nôn nóng!

vì nó là chuyện lớn của mỗi con người chúng ta! không thể để sơ xảy mà ảnh hưởng của nó khôn lường!!!  tất cả những gì tôi viết ra đây chỉ là góp ý, cái cần nơi mọi người là xem xét lại tỉ mỉ trước khi bắt tay vào việc! vấn đề chính là nơi mỗi người!

cái cần thấy được là cái mà nó “Đã CÓ SẴN“ trong mỗi con người , cũng như mọi thứ trên đời , với mỗi người chúng ta không phải thêm bớt gì cũng chẳng phải bỏ cái này đi tìm cái khác , mà là chúng ta nhận chân mọi việc trên đời !

nhưng trước tiên chúng ta cần nhận chân cái mình trước đã!

tất cả những phạm trù đối đãi (có không, được mất, tốt xấu, phải trái …) mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống, tất cả đều là cơ hội khiến chúng ta nhìn lại và tìm ra ý nghĩa và mục đích của con người sinh ra trên thế gian này!

Tứ diệu đế: KHỔ, TẬP, DIỆC (DIỆT!!!), ĐẠO

đây là tiến trình học Phật, có người yêu cầu giải thích, nhưng xét thấy mọi giải thích đều trở ngại cho người tu học ở bước đầu! nó cũng chỉ nói lên sự thực mà thôi, nhưng trước tiên mỗi người học Phật cần nhận ra cái mình thực,

tất cả những gì Ông Phật nói chỉ giúp chúng ta nhìn ra sự thực!

khi chúng ta nhìn nhận sự thực thì là lúc mỗi người là chính mỗi người!

Đạo Phật nhận định mọi người lâu nay đã tự đánh mất mình, do đâu!

do chúng ta mưu tìm hạnh phúc ở bên ngoài hay nói cách khác là mỗi người chúng ta bị trần cảnh dẫn dắt, vậy thì nếu mỗi người chúng ta không bị trần cảnh dẫn dắt thì mỗi người vẫn là chính mỗi người vậy!

Pháp Phật chỉ nhằm giúp cho mỗi người chúng ta làm được điều này mà thôi!

 

Sự thực chúng ta bị ngoại cảnh dẫn dắt như thế nào! do đâu!

nó đưa đến cho chúng ta điều gì! làm thế nào chúng ta giải quyết được!

khi chúng ta giải đáp được những điều trên, hay nói cách khác kêu hơn là có trí tuệ, thì đó là đạo!

thế thì do có thế gian pháp mà có Phật Pháp!

có chúng sinh mới có Phật! hay nói chúng sinh độ Phật ……ôi ! còn nhiều nữa , nhưng ngôn từ chỉ là ngôn từ nếu chúng ta không có cái căn bản để hiểu thì sẽ bị lừa và như vậy thì luôn ở thế mê tín , mà điều này Phật chẳng muốn :”TIN TA MÀ KHÔNG HIỂU TA LÀ BÀI BÁNG TA” (ông Phật đã nói thế )

Ở đây tôi chỉ sơ lược qua thôi, cũng như tinh thần của những bài tôi viết là nhằm góp chút ý kiến với mọi người, với mong ước mỗi người có cái nhìn rõ về đạo Phật, từ đó làm cái bổn phận của mỗi người đối với chính mình được dễ dàng hơn, và chỉ khi mỗi người thấy được cái bản gốc rồi thì từ đó biết hết , câu nói “ ngàn kinh muôn luận từ đó mà ra “ là như thế .

Khi học Phật mà chúng ta học theo lối bình thường có nghĩa là hiểu biết do kiến thức sách vở đem lại nó rất trở ngại cho vấn đề nhận ra mình!

Với tứ diệu đế thì mỗi người chúng ta cần nghiên cứu cái Khổ đế trước, nhưng chỉ là chứng cái khổ thôi còn để mà thấu rõ về tứ diệu đế thì chỉ sau khi kiến tánh chúng ta mới rõ được!

khi chứng cái khổ trong cuộc sống thì nó thôi thúc chúng ta trên con đường học Phật! chúng ta cần làm gì trước!!!

*  Chúng ta thấy cái gì có sanh thì có diệt!

*  Trên cơ sở của định luật Nhân Quả thì nhân sanh diệt thì quả sanh diệt! mà nhân không sanh diệt thì quả không sanh diệt!

*  Cái nhân không sanh diệt đó như thế nào! nếu chúng ta nhận ra được thì cũng là lúc chúng ta bắt đầu trên con đường Phật Pháp!

trong sách vở nói “sơ phát tâm bất khả tư nghì là chỗ này” trong Đạt Ma Huyết Mạch Luận (TT dịch) Tổ nói: ”Tu hành cần nhất phải thấy tánh, không thấy tánh thì vẫn là ngoại đạo” !

từ đây chúng ta mới truy nguyên được hình thành của Khổ, do đâu ((Tập)), ((Diệc)), và cuối cùng (( Đạo)) là thế nào!

Khi học Đạo, nếu chúng ta không kiến tánh!  mọi định nghĩa, giải thích nó đều gây trở ngại trên con đường tu học! nên nhớ như thế!

5.  NIỀM TIN – CĂN CƠ – NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG VIỆC TU HỌC PHẬT:

Khi chúng ta bước vào việc tu học Phật thì là lúc chúng ta đã có niềm tin nơi Phật Pháp

mà niềm tin thì có nhiều cấp độ khác nhau, do một bối cảnh nào đó mà chúng ta có nhận thức  về “khổ” “vô thường” từ đó sinh ra trạng thái tâm bất an ,

những thắc mắc về kiếp nhân sinh phát khởi trong ta, từ những thắc mắc đó nó đưa mỗi người tới một hướng giải quyết khác nhau mà một trong những hướng giải quyết là tìm tới Phật Pháp!

đây là cơ hội cho những ai từng có duyên với Phật Pháp!

Tuy nhiên cái duyên này lại tùy thuộc quá khứ, quá khứ mỗi người chúng ta đã có niềm tin như thế nào nơi Phật Pháp!

từ đó chúng ta có một hướng học Phật khác nhau mà chúng ta hay nghe nói tới “căn cơ”, như thế thì chúng ta biết căn cơ là do niềm tin mà niềm tin thì có nhiều cấp độ khác nhau do vậy mà hiệu quả của việc học Phật có khác nhau!

nhưng chân lý chỉ có một!

như thế thì làm thế nào để mỗi người chúng ta khi học Phật đạt hiệu quả!!!

Cái khó của việc học Phật là niềm tin rõ ràng không mù mờ

như thế thì niềm tin dựa trên cơ sở nào để có được một niềm tin đích thực khi học Phật!

Chúng ta biết rằng Phật đã nói chỉ có con người mới có khả năng thành Phật!

như thế thì chúng ta cứ trên cơ sở hiểu biết của một con người bình thường,

không nên để bất cứ nhận thức nào

mà với nhận thức của một người bình thường

mà thấy nó có tính huyền hoặc

mà chúng ta chỉ nghe và thấy nó cao siêu, huyền bí mà với hiểu biết của người bình thường không thể kiểm chứng và rồi chi phối chúng ta!

như thế thì việc thành Phật cũng cao siêu và huyền bí vậy!

thưa rằng không bởi “KIẾN TÁNH THÌ THÀNH PHẬT” mà “Tánh” là cái có sẵn, mỗi người đều có “Ai cũng có Phật Tánh “giống như một người có nhà mà do bỏ đi quá lâu nên không nhớ mình có nhà đó thôi!

hãy coi lại nó như thế nào! khi coi nó như thế nào trong kinh sách gọi là “Phản văn văn tự tánh “

Nếu mỗi người chúng ta có được niềm tin đó thì là thượng căn! sớm muộn gì cũng gặt hái được kết quả trong việc học Phật: ”Trở về chính mình”,“thấu rõ cội nguồn sanh tử”,”chấm dứt chuỗi dài lang thang vô định”. Nếu chỉ khiên cưỡng tin như thế thôi cũng có cơ may!

Nhưng do đâu mà chúng ta không có được niềm tin như thế! có hai lý do :

-Những nhận thức sai lầm của chính chúng ta mà chúng ta cho là đúng!

-Những nhận thức của người khác mà chúng ta thấy hay và cho là như thế!

Đó là chúng ta đã chấp! (chấp nhận) Như vậy thì tất cả đều do chính chúng ta tạo ra niềm tin, căn cơ cũng vậy!

Nói tới “NGHIỆP” thì nó chỉ do “THỨC” mà đạo Phật gọi là “NGHIỆP THỨC” chính điều này nó dẫn chúng ta đi mãi trong sanh tử!

việc mà đạo Phật nói chúng ta cần là « GIẢI THOÁT » mấu chốt ở chỗ này, đó là “GIẢI THOÁT GIẢI THOÁT TRI KIẾN”.

Cái khốn khó nhất là khi học Phật chúng ta không biết được kết quả nó như thế nào ! như thế nào là đúng ! ai là người chúng ta có thể tin ! để giải quyết những vấn nạn này đức Phật đã cho chúng ta lời khuyên : “Hãy lấy giới làm Thầy”,”Mỗi người hãy là hải đảo của chính mình “,”Hãy tự thắp đuốc lên mà đi” .

Nỗi khổ của người học Phật thời nay là có nhiều ý kiến trái ngược nhau thậm chí những ý đó lại do chính những vị trong Tăng Đoàn thậm chí cả những vị cao niên học vị tới <tiến sĩ> phản bác chư Tổ ( http://phattuvietnam.net/nghiencuu/43.html ) . Còn những việc khác như:

1/ Nói kinh Đại Thừa là kinh ngụy tạo tiêu biểu là Kinh Lăng Nghiêm !!! xin thưa  hành giả nào chưa qua Lăng Nghiêm chưa biết Đạo Phật là thế nào !

2/ Thời nay lại có những <A LA HÁN>phỉ báng Kinh Lăng Nghiêm, phỉ báng chư Tổ, tôi cũng gặp <A LA HÁN> nghi ngờ Bát Nhã Nhã Tâm Kinh!!!

xin thưa một hành giả đã qua Lăng Nghiêm mới chỉ là A LA HÁN ĐỘN CĂN thì đã tôn trọng mọi người và tôn trọng các pháp, bặt đường ngôn ngữ rồi, chẳng còn nghi ngờ con đường học đạo! (tới đây mới được gọi là « Tiểu Thừa «)

Ngoài ra còn những trở ngại khác từ khi mới bước vào học Phật hoặc trong khi học Phật như:

1/ Chọn pháp để theo học!

Tựu chung chúng ta thấy có 3 pháp môn <Thiền Tông> <Mật Tông> <Tịnh Độ Tông> thực ra đó chỉ là 3 pháp môn, có nghĩa là 3 <PHÁP> dẫn hành giả tới cửa đạo <MÔN>

khi đủ trí tuệ thì cửa tự mở mà <Thiền> gọi là <Kiến Tánh> ,< Tịnh > gọi là <Hoa Khai Kiến Phật Ngộ Vô Sanh>… còn có từ khác để nói là :<Thiền> thì được <Phật Nhiên Đăng thọ kí> , <Mật> thì được <Phật Đại Nhật thọ kí>, <Tịnh> thì được <Phật A DI ĐÀ thọ kí> ; Thực chất chỉ là một mà thôi , từ chung gọi là Ngộ Đạo !

giai đoạn kế mới là <MẬT> của Phật giáo, trong những kinh điển Đại Thừa có nói về <MẬT> (không phải những câu chú gọi là <MẬT>), hành giả nào tới giai đoạn này khắc biết! thế nên trong Hiển đã có Mật!

2/ Gần đây có những vị làm phép quán đảnh !!! nhiều người thắc mắc không biết thực hư thế nào ! xin thưa khi làm phép quán đảnh thì người làm phép quán đảnh đưa hành giả vào cảnh giới Như Lai ! để làm được , người làm phép quán đảnh phải tịnh được nghiệp cho hành giả …và sau đó hành giả chỉ việc trau dồi Huệ mà thôi không còn nghi ngờ con đường tu học !

3/ Về Kiến Tánh

Ở đây chúng ta cần biết rõ : nói tới <Ngộ>(ở đây tôi chưa dám dùng từ Kiến Tánh) nó có rất nhiều trường hợp , tôi dùng ví dụ cho dễ hiểu , ngộ có nghĩa là nhìn thấy , thế thì nó có khoảng cách , chính do khoảng cách khác nhau mà nhìn nhận sự việc nó có mức độ rõ nét khác nhau ! nhưng tựu chung chỉ là giải ngộ hoặc chứng ngộ (giải ngộ là chỉ có lý , chứng ngộ là lý sự đồng thời nên có từ khác là Kiến Tánh)

Nhưng chính từ Kiến Tánh cũng nói lên tính chất còn ở ngoài , chuyện này rõ thôi cái gì chúng ta thấy thì nó ở ngoài ta !

cho nên chư Tổ có câu rằng <<TÁNH PHI TÁNH MỚI LÀ TÁNH>> thành ra khi tu học chúng ta nên cẩn thận không khéo <<Nhận Hóa Thành Làm Bảo Sở>> nó gây ra dở dang việc tu học! mà nguy hiểm ở chỗ này là do chúng ta cho là xong rồi nên đời sau quên đường tu!

Thế nên chúng ta nghe nói <<PHẬT CHỈ VÌ MỘT ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN MÀ XUẤT HIỆN Ở ĐỜI Là KHAI THỊ CHÚNG SINH *NGỘ*, *NHẬP* PHẬT TRI KIẾN>>

Đôi lời gọi là khai bút đầu năm, với tinh thần đồng môn, cùng theo dấu Bổn Sư , trên tinh thần lục hòa , dưa trên cơ sở bốn tham chiếu lớn của người học Phật nếu có lời nào đụng chạm tới ai đó mong hoan hỉ cho !!!

 

NAM MÔ HỘ PHÁP CHƯ TÔN BỒ TÁT MA HA TÁT

6.  NHĨ CĂN VIÊN THÔNG:

Quy trình Nhĩ Căn Viên Thông!

Ở đây với tinh thần cùng nhau hội giải vấn đề lớn sanh tử ,

chứ không dám chỉ dạy một ai, cho nên mong rằng quý vị đọc với tinh thần dựa trên cơ sở bốn tham chiếu lớn của người học Phật,

có như thế tôi mới không có lỗi với quý vị!

Bản thân tôi rất lười viết xong do những bài viết trước quá cô đọng chỉ để góp ý cho những ai tự mày mò và một phần giúp ai đó để mắt tới đạo Phật thấy cái giá trị thực tiễn, nhưng nếu không làm sáng tỏ vấn đề đôi chút thì chẳng qua tôi “NỔ” và lòe mọi người! nên bài viết này xin mạn phép góp ý với những ai muốn dấn bước trên con đường tu học Phật với sự thấy biết của chính bản thân !

Cũng xin quý vị coi tôi là đồng môn với quý vị chứ chẳng là gì cả! thế nhé! có gì thắc mắc cứ vấn, tôi biết tới đâu nói tới đó!

Nói tới Nhĩ Căn Viên Thông thì trước tiên phải nói tới “Phản văn văn tự tánh”!

Nó là thế nào!

chúng ta nghe nói mọi người đều có Phật Tánh.

như vậy Phật Tánh nó như thế nào!

khi thắc mắc như thế và tìm trong mỗi người chúng ta, như thế là “Phản văn văn tự tánh”

khi thắc mắc mà chưa thấy nó như thế nào nhưng vẫn thắc mắc, thì tình trạng đó gọi là “nghi tình phát khởi”,

ở đây nếu hành giả có căn bản trí thì thời cơ đến hành giả “Kiến tánh” còn gọi là “Hoắt nhiên Đại Ngộ”;

trong phạm vi bài này tôi không đề cập tới trường hợp này!

mà chỉ góp ý với những người lấy cần cù bù khả năng!

(thành ra chuyện “Hoắt nhiên đại ngộ” là có chứ không phải không có như thầy Thích Minh Châu nói trong bài    http://phattuvietnam.net/nghiencuu/43.html

ở đây chúng ta đã biết:

khi Bổn Sư thọ giáo các đạo sĩ thời đó qua các tầng thiền, lên tới Phi tưởng phi phi tưởng Ngài thấy không giải quyết được vấn đề sanh tử,

Ngài tới cội “Bồ Đề” nhớ lại trạng thái trong buổi lễ tịch điền lúc nhỏ, ở trạng thái ấy Ngài ngắm nhìn hơi thở và chứng Sơ Thiền! Đây mới là Sơ Thiền của đạo Phật!

Cội Bồ Đề là ý nói cái gốc của mỗi người,

Lục Tổ Huệ Năng nói: Bồ Đề bổn vô thọ,

nếu chúng ta không thọ nhận bất cứ pháp nào kể cả Pháp Phật thì ta ở cái gốc của ta vậy, Pháp Phật chỉ nhằm giúp mỗi người chúng ta nhìn ra cái gốc, từ cái gốc đó hành giả tham cứu do đâu mà bị trôi lăn trong sanh tử! tạm chút thế thôi!)

(*Khi tu học bất cứ vấn đề gì, chúng ta có quyền nghi , nhưng nghi để ngộ thì tốt nhưng nghi mà đả phá thì tự cản bước tiến của chính mỗi hành giả trên con đường tu học Phật, hãy tôn trọng mọi người và tôn trọng tất cả các pháp[bao gồm cả thế gian pháp và Phật Pháp) thì việc tu học nhanh chóng , tôn trọng không phải là chấp thủ !

Trở lại vấn đề, Cổ nhân nhận thấy cái tánh của căn tai nó đồng với tự tánh và dễ nhìn ra, dễ chuyển thức thành trí nên chỉ bày cho hậu thế chúng ta dễ thấy rõ đường đi nước bước, nhất là thời nay thời mà con người lấy lý luận làm căn bản!

Ở đây tôi xin góp ý thêm là mọi Pháp môn đều đưa hành giả đến ngộ đạo, nó đều theo một nguyên tắc chung là hành giả cần có căn bản trí! nhưng do đặc tính của tánh nghe dễ cho hành giả nhận ra tính chất yên nguyên hơn nên Bổn Sư ca ngợi Pháp môn nhĩ căn viên thông!

ngoài ra Pháp môn niệm Phật còn giúp hành giả dễ dàng hơn trong việc hành trì! nhưng cho dù Pháp môn nào cũng cần có căn bản trí, hơn nữa Đạo Phật là Đạo Trí Tuệ nên dù theo Pháp nào hành giả cũng cần hoàn chỉnh phần Trí Tuệ !

Duy Tuệ Thị Nghiệp là như vậy!

Đi vào vấn đề, nói tới Tánh có nghĩa là không biến đổi ở đây là tánh của cái tai, nó là tánh nghe! tánh chất của nó là không từ chối bất cứ âm thanh nào,

âm thanh nào cũng chui vô tuốt dù hay dở, tốt xấu, đúng sai

(có từ chối chăng là cái ý chen vào)

có âm thanh nó cũng nghe, không có âm thanh nó cũng vẫn nghe đấy chứ

(thậm chí người điếc không nhận được âm thanh nhưng vẫn nghe,

ai cũng vốn có là thế, nhưng để tu học Phật thì căn phải đầy đủ thì mới có trí tuệ được)

Tánh vốn yên nguyên như vậy nên nói Pháp bổn vô Pháp, vô tu vô chứng …là như vậy! “Đạo vốn vô nan chỉ hiềm lựa chọn”

Bây giờ thì tu là thế nào!

chúng ta nghe nói « Tâm viên, ý mã »

viên ở đây có nghĩa là viên tròn (chứ không phải viên là con khỉ);

Tâm đã viên tròn nhưng do ý như con ngựa bất kham,

bây giờ chúng ta làm thế nào cho ý trở về không lăng săng nữa việc của mỗi hành giả lúc này là ở đây!

Bằng cách nào!

Xương sống của Đạo Phật là « Tứ Diệu Đế »   chúng ta giải quyết cái đầu tiên là « KHỔ » (Chỉ một vấn đề này thôi nếu một hành giả truy tới cùng là giải quyết hết ba đế sau và khi đó ý hết lăng săng và « tam quy » đầy đủ)

Với bất cứ một đối tượng nào, để « Ý » phát khởi

mà chúng ta hay gọi là sinh tâm (là rơi vào sanh tử)

đều do có « Nhận thức » đi kèm

mà nhận thức thì chung quy chỉ nằm trong

« có không, được mất, tốt xấu,đúng sai… »

­nếu đối trước bất cứ một đối tượng nào mà chúng ta không có sự phân biệt , thì không có nhận thức một phía , thì « Ý » không phát khởi  !

việc đơn giản chỉ có thế!

bước đầu là như thế để chứng ngộ tự tánh!

Dù hành giả Kiến Tánh cũng cần xác minh lại cái « KHỔ ĐẾ » này để chứng « MINH XÁC TUỆ » (sách vở dùng từ sát, theo tôi thì từ xác) diễn biến tiếp theo là phần « MẬT » của Phật giáo tôi không được phép đưa lên đây, hành giả nào đi tới đây khắc biết!

 

Mệt rồi nghỉ thôi! khoác loác thế là quá nhiều rồi!!!

 

NAM MÔ HỘ PHÁP CHƯ TÔN BỒ TÁT MA HA TÁT!

Ai muốn nghe mình khoác loác thì vào đây bấm nick nhampl trong DĐ đó

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=53&t=707

 

 

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *