Tôi gặp 2 bệnh nhân đến khai bệnh có cảm giác là căng căng, khó chịu vùng trước cổ ( từ càm xuống đến ngực ). Chỉ một cảm giác như vậy, không đau cổ, đau vai, đau ngực, không đau cánh tay… Nhưng rất “ khó chịu ”. Tôi xem những cận lâm sàng và và toa thuốc đã uống của 2 bệnh nhân này. Bệnh nhân đã có hình chụp xoang ( Blondeau Hirtz ), X quang cột sống cổ thẳng nghiêng, cột sống cổ chếch ¾, siêu âm màu tuyến giáp, siêu âm phần mềm vùng cổ, siêu âm động mạch cảnh. Tất cả đều không tìm thấy bất thường. Còn đơn thuốc thì giảm đau, giãn cơ, thậm chí cho cả corticoid. Bệnh nhân biến mất các triệu chứng trên, nhưng khi hết toa thuốc bệnh nhân lại cảm thấy căng căng, khó chịu vùng trước cổ tiếp tục !?
Sau khi khám và hỏi bệnh cẩn thận tôi đã biết nguyên nhân:
Cả hai bệnh nhân, khi ngủ, đều nằm không gối. Nhưng khi nằm ở tư thế không gối, bệnh nhân có khuynh hướng nhìn ngước lên ( hình mũi tên ). Do đó suốt thời gian cả đêm, đêm này qua đêm khác, các cơ vùng cổ, nhất là cơ ức đòn chũm và các gân nối cơ ức đòn chủm và xương đòn, gân nối cơ ức đòn chũm và xương ức, gân nối cơ ức đòn chũm và mỏm chũm sẽ bị căng ra. Từ đó tạo nên cảm giác căng căng khó chịu của 2 bệnh nhân trên ( hình minh hoạ số 1 )
Khi hiểu ra tại sao có tình trạng căng khó chịu mỏi vùng trước cổ. Bệnh nhân tự chỉnh tư thế lại hoặc nên ngủ gối cao khoảng 4cm thì tốt hơn. Còn nếu vẫn tiếp tục nằm không gối thì mắt nên nhìn chếch về phía đùi một góc 15 độ ( hình mình hoạ số 2 ). Khi ngủ ở tư thế này, vùng cơ trước cổ không bị căng. Bệnh nhân vẫn toa thuốc giãn cơ, sau 1 tuần dù ngưng thuốc lại, triệu chứng căng, khó chịu mỏi vùng trước cổ không còn nữa.
Sau khi khám và hỏi bệnh cẩn thận tôi đã biết nguyên nhân:
Cả hai bệnh nhân, khi ngủ, đều nằm không gối. Nhưng khi nằm ở tư thế không gối, bệnh nhân có khuynh hướng nhìn ngước lên ( hình mũi tên ). Do đó suốt thời gian cả đêm, đêm này qua đêm khác, các cơ vùng cổ, nhất là cơ ức đòn chũm và các gân nối cơ ức đòn chủm và xương đòn, gân nối cơ ức đòn chũm và xương ức, gân nối cơ ức đòn chũm và mỏm chũm sẽ bị căng ra. Từ đó tạo nên cảm giác căng căng khó chịu của 2 bệnh nhân trên ( hình minh hoạ số 1 )