CHÚNG TA LÀ CHÂN THỨC

CHÚNG TA LÀ CHÂN THỨC

Avatar Adi Da Samraj

`1939-2008

Chúng Ta Là Gì?

Cái căn bản nhất cho sự hiện hữu của con người là gì?

Đó là sự NHẬN BIẾT  hay nhận thức.

Nhận thức thì căn bản hơn cả thân thể, hơn cả cảm xúc, và hơn cả tâm.

Căn bản nhất không phải là những gì chúng ta nhận biết—nhưng là sự kiện đơn giản: chúng ta lúc nào cũng nhận biết.

Cái thực tại của nhận thức liên tục đó ( ý riêng: Nhận Biết) là cái mà Adi Da gọi là “Chân Thức”.

Nhận thức không phải nhận thức về một điều gì, như một cảm giác của thân thể, một cảm xúc, hay một ý nghĩ, hay một người nào, hay một vật nào trong môi trường của chúng ta—ỉ Nhận Thức Tự Nó, hay Chân Thức.

Thực ra, Chân Thức là cái nhận dạng thực sự của chúng ta—chúng ta là Chân Thức.

Bởi vì Chân Thức là cái thực tại bao trùm tất cả sự hiện hữu của con người, Adi Da gọi nó là “Nguồn Nước Thật Sự của cuộc sống”—một cái giếng sâu của Chân Lý mà cũng là Nguồn Cội thật sự của sự sống của chúng ta.

Biết được rằng chúng ta là Chân Thức thì đem lại sự lành mạnh, tự do, và hạnh phúc cho tâm hồn và thể xác, mặc cho những thách đố trong cuộc sống sinh tử của chúng ta.

Cái thực tế chúng ta là Chân Thức là thông điệp mà Adi Da muốn tất cả mọi người nhận được.

Thông điệp của Adi Da là món quà ngài gửi đến quý vị.

 

Chân Lý Về Chúng Ta Là Gì

Adi Da đã tóm lược món quà Chân Lý của ngài trong một câu ngắn gọn.

Ngài mong ước món quà nầy được gửi đến tất cả mọi người, để sự hiểu biết về Chân Lý nầy có thể trở thành nền tảng cho cuộc sống của mọi người.

Ngài còn ao ước rằng tất cả các trẻ em, ngay từ những ngày ấu thơ, đều có thể nghe được Chân Lý nầy, để Chân Lý nầy có thể hướng dẫn đời sống của chúng ngay từ lúc ban đầu.

Ngài nói rằng Chân Lý nầy thì như thế “cho dù bất cứ cái gì xảy đến”.

Nói cách khác, đây là Chân Lý bất kể những gì thân thể đang trải nghiệm, bất kể những cảm xúc nào có thể biểu lộ, bất chấp những tư tuởng gì có thể có, và bất chấp những gì hình như đang xảy ra trên thế giới.

Và ngài cũng nói rằng Chân Lý nầy thì như thế, ngay cả nếu không có những cảm xác của thân thể hay cảm xúc hay những suy nghĩ đang xảy ra vào lúc nầy.

Ngài nói Chân Lý nầy “đã luôn luôn như thế”.

Để thông tin cái Chân Lý nầy một cách đầy đũ, ngài phát biểu nó trong hai hình thức khác nhau

Cho dù bất cứ cái gì xảy đến hay không xảy đến,
quý vị chỉ là Chân Thức.

Cho dù bất cứ cái gì xảy đến hay không xảy đến,
chỉ có Chân Thức mà thôi.

Những Bài Đọc từcác Bài Viết và Nói Chuyện củaAvatar Adi Da Samraj

Trong những trang sau, Adi Da khai triển sự trình bày của ngài về Chân Lý nầy qua nhiều phương cách, nhằm giúp chúng ta hiểu rõ và thấy được sự sâu sắc và quyền lực biến đổi của Chân Lý nầy.

Hãy Tham Gia Trong Cái Thế Giới Thật

Kinh nghiệm căn bản không phải là kinh nghiệm của “sự vật”.

Kinh nghiệm căn bản là kinh nghiệm của Chính Hiện Hữu, của Chân Thức.

Cái niềm vui của hiện hữu mà quý vị tự biết là món quà cốt yếu, món quà của Đấng Thiêng Liêng, món quà luôn luôn có đó mà quý vị có xu hướng bỏ qua.

Vì vậy, để sống một đời sống con người thật sự đòi hỏi quý vị trở thành một tham dự viên trong cái thế giới thật của Thực Tại đã luôn luôn hiện hữu.

Quý Vị Cho Rằng Quý Vị Là Thân Thể

Quý vị nêu ra những vấn đề và câu hỏi bởi vì quý vị quên đi Chân Thức.

Quý vị giả thuyết rằng quý vị là thân thể—nhưng, trong thực tế, quý vị chỉ đang chứng kiến nó mà thôi.

Quý vị nhận biết về thân thể như là một cái gì trong Chân Thức.

Quý vị không thể nghiệm thân thể như là “một vật” tự nó.

Quý vị nhận thức thân thể.

Vì vậy, Chân Thức thì trước hết—chớ không phải thân thể.

Rồi, dường như có thân thể, và quý vị đồng hoá với nó và quên đi Chân Thức.

Bằng cách đó, Chân Thức trở thành vô thức. Quý vị cho rằng quý vị là thân thể, và quý vị tuởng tượng rằng Chân Thức chỉ tìm thấy ở một nơi nào khác.

Quý Vị Không Phải Ở Trong Vị Thế Của Thân Thể

Quý vị sống trong cái sai lầm cho rằng cái kinh nghiệm cơ bản là cái kinh nghiệm mình là một cơ thể cá nhân—cho rằng đây là sự sinh ra, đây là sự hiện hữu, đây là thực tại trong đó quý vị tồn tại và mọi người tồn tại, và đây là điều mà chúng ta nên quan tâm đến, và tham dự vào, và thực hiện và hoàn thành, và vân… vân.

Quý vị phải hiểu rằng: Đó là một sai lầm.

Nó không phải như vậy.

Quý vị không có ở trong vị trí của thân thể.

Giả thuyết như vậy là sự sai lầm của quý vị.

Cái gì là cái kinh nghiệm thực sự từ cội rễ, hay kinh nghiệm tiên khởi?

Bối cảnh của kinh nghiệm là gì?

Đó không phải là thân thể.

Đó là Chân Thức—ngay bây giờ.

Quý Vị Không Phải Là Tâm Trí Suy Nghĩ

Thông thường, người ta cho rằng cái “ta” có ý thức (dường như là một cá nhân) suy nghĩ.

Tương tự, quý vị cho rằng quý vị đang suy nghĩ và là “chủ thể” của sự suy nghĩ đó.

Quý vị cho rằng quý vị là nguồn gốc, nguyên nhân, và người chủ động của sự suy nghĩ đó.

Quý vị cho rằng những nội dung, những câu hỏi, và những vấn đề của sự suy nghĩ của quý vị đó là “của mình”—nhưng thật sự, đó chỉ là một giả thuyết, hay một ý niệm thôi.

Cái giả thuyết nầy không được kiểm chứng—và thật vậy, cái giả thuyết nầy thì không đúng.

Ngay bây giờ, quý vị dường như đang suy nghĩ—nhưng thật sự, cái suy nghĩ nầy không được tạo ra bởi quý vị (“quý vị” hiểu theo nghĩa chân tánh của quý vị).

Quý vị không phải là tâm trí suy nghĩ.

Đúng ra, quý vị chỉ là chứng nhân vô hình tướng và vô hành động của bất cứ cái gì đang xảy ra.

Tình Trạng Thực Sự Của Quý Vị

Quý vị dường như liên kết với những trạng huống có điều kiện—trong các trạng thái thức, mơ, và ngũ.

Tuy nhiên, không có một trạng huống nào kéo dài—và, do đó, quý vị không thể nào là một trong những trạng huống có điều kiện nầy.

Quý vị là cái mà dừơng như bị biến dạng trong hình tướng của tất cả các hiện tượng có điều kiện—quý vị chính là Chân Thức.

Toàn trạng thái thức xảy ra trong Chân Thức.

Toàn trạng thái mơ xảy ra trong Chân Thức.

Toàn trạng thái ngũ xảy ra trong Chân Thức.

Khi một trạng huống có điều kiện nào trong ba trạng thái thức, mơ, và ngũ qua đi—hay khi một trong ba trạng thái thức, mơ, và ngũ qua đi—Chân Thức vẫn tồn tại.

Chân Thức không bao giờ thay đổi.

Chân Thức luôn luôn đã là như thế.

“Kính Mắt” Của Chân Thức

Mọi vật đều được nhìn xuyên qua “kính mắt” của Chân Thức.

Mọi vật chỉ là một dạng của Chân Thức.

Mọi tri giác, mọi ý tuởng, tất cả mọi thứ chung lại với nhau mà quý vị gọi đó là “thế giới”—mọi thứ trong đó, mọi người trong đó, mọi liên hệ, mọi chức năng, mọi hoàn cảnh, mọi khoảnh khắc thời gian, mọi không gian, mọi sự xuất hiện, toàn bộ vũ trụ chỉ hiện hữu trên nền tảng của Chân Thức.

Là như vậy đó.

Mọi vật xuất hiện trong Chân Thức như trên một màn ảnh.

Mọi vật chỉ đi ngang qua.

Nhưng Chân Thức luôn luôn là nền tảng của mọi vật đang xuất hiện.

Chân Thức là “thực chất” trong đó mọi hiện tượng đang khởi lên và biến mất.

Nhận Thức Tự Nó Không Bao Giờ Thay Đổi

Cho dù bất cứ cái gì xảy đến cho thân thể-tâm thức-“bản ngã” của quý vị trong khi quý vị sống, quý vị luôn luôn đơn thuần nhận thức.

Nhận thức tự nó (chính nó) thì không bao giờ thay đổi.

Ngay cả trong khi quý vị nhận biết những sự thay đổi, nhận thức tự nó không bao giờ thay đổi.

Không có những loại nhận thức khác nhau—với những màu sắc khác nhau, hoặc với những hình dạng khác nhau.

Nhận thức đơn giản chỉ là nhận thức tự nó.

Cho dù bất cứ cái gì xảy ra trong cái hỗn-hợp thân thể và tâm thức,* nhận thức biết được quá trình của hỗn-hợp thân thể và tâm thức—và nhận thức tự nó thì không bao giờ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi.

Nhận thức tự nó thì bất biến.

Nhận thức chỉ đơn thuần quan sát những sự thay đổi.

Nhận thức tự nó chỉ là sự chứng kiến thăm thẳm (của những sự thay đổi).

Trong những khoảnh khắc khi những thay đổi phát sinh, nếu tâm của quý vị không sử dụng sự thông minh và hiểu biết của nó về Thực Tại, rồi thì, mỗi lần sự thay đổi xảy đến, quý vị sẽ đồng hoá mình với sự thay đổi.

Quý vị nghĩ rằng và nói rằng “Tôi là sự thay đổi.”

Khi cơ thể đau khổ, quý vị nghĩ rằng và nói rằng, “Tôi đau khổ.”

Khi cảm xúc phản ứng xuất hiện, quý vị nghĩ rằng và nói rằng, “Tôi tức giận, tôi buồn, tôi sợ.”

Cái—trong Thực Tại và là Thực Tại—thì bất biến. Nhưng trong trạng thái thường tình và phiếm diện hàng ngày, nó liên tục cho rằng nó thay đổi và là sự thay đổi.

Trong giây phút nầy, nó cảm thấy đau đớn—giây phút sau, nó cảm thấy hoan hỷ.

Cái ngã-tâm tầm thường trong cuộc sống hằng ngày luôn luôn đồng quá cái tịnh thức (hay sự chứng kiến đơn thuần thăm thẳm) với những sự thay đổi, mà những sự thay đổi này thì phiếm diện trong liên hệ với tịnh thức.

Nếu quý vị xem xét kỹ “nhận thức tự nó” và đi vào nó một cách sâu sắc nhất, hiển nhiên quý vị sẽ thấy rằng nhận thức tự nó thì bất biến, và nó đơn thuần chỉ là sự chứng kiến thăm thẳm của những sự thay đổi.

Một Cách Để BiếtRằng Chân Thức Thì Luôn Luôn Bất Biến

Nếu quý vị có thể nhớ lại một điều gì đó đã xảy ra trước đó trong cuộc đời mình, một ký ức rất sống động đến nói quý vị có thể cảm thấy nó trở lại, hãy thí nghiệm đi và so sanh nó với cảm giác của quý vị bây giờ.

Không phải cái nội dung bây giờ, nhưng là cái cảm giác của chính quý vị bây giờ, được so sánh với cảm giác của chính quý vị trước đó.

Không có sự khác biệt nào dù cá nhân phát triển như thế nào— về nội dung, hay năm tháng, hay bất cứ điều gì.

Cái ta (có ý thức) cảm thấy nó vẫn như vậy, dù là nó năm tuổi, hay hai chục tuổi, hay bảy chục tuổi—dù bao nhiêu tuổi, nó vẫn như vậy.

Nếu quý vị nhớ lại rõ ràng cái cảm giác ở thời điểm đó, và nếu quý vị cảm thấy nó lại một cách rõ ràng, thì nó vẫn giống như bây giờ.

Chân Thức luôn luôn bất biến, ngay bây giờ và trong quá khứ—dù quá khứ gần đây hay đã lâu rồi.

Chứng Ngộ Điều Nầy Là Chính Chứng Ngộ

Ngay cả bây giờ, cho dù bất cứ cái gì xảy đến, quý vị vẫn là Chân Thức.

Không phải bản ngã, không phải “cái ta” riêng biệt, mà là Chân Thức.

Cho dù bất cứ cái gì xảy đến, ngay cả bây giờ, quý vị chính là Chân Thức.

Đây là Chân Lý Tuyết Đối—và đó là một cách để nói cái gì để Chứng Ngộ.

Nhận ra rõ ràng điều nầy, hay nói cách khác Chứng Ngộ điều nầy, là Chính Chứng Ngộ (Giác Ngộ).

Tình Thương-Cực Lạc Của Hiện Hữu Rộng Rãi Ban Cho

Chân Thức không phải là kết quả của bất kỳ sự kiện có điều kiện nào (hay của bất kỳ sự phô bày của những sự kiện có điều kiện nào).

Sự hiện hữu của Chân Thức không tùy thuộc vào bất kỳ điều kiện nào (hay bất kỳ sự phô bày của những điều kiện nào).

Chân Thức là đặc tính nội tại cốt yếu của Chính Đấng Thiêng Liêng (Đấng Tối Hậu), hay của Chính Hiện Hữu, hay của Chính Thực Tại—đặc tính nầy biểu hiện cái bản chất nguyên thuỷ nhất, không thể bị làm giảm bớt (hay trở thành bất cứ điều kiện nào), vốn Thần Linh (hay với thực chất Tình Thương–Cực Lạc), vốn vô ngã, Siêu Việt, và hiển nhiên là Thiên Tính.

Khi những điều kiện (hay trạng huống có điều kiện) phát sinh, thay đổi, và qua đi trong cái nhìn của Chân Thức, Chân Thức vẫn tồn tại và luôn luôn là cái Tình Thương–Cực Lạc bất biến của Hiện Hữu hay Đấng Thiêng Liêng, và cái Tình Thương–Cực Lạc nầy thì rộng rãi ban cho.

Thông Điệp Nầy Nên Được Gửi Đến Mọi Người

Sẽ là điều tốt cho mọi người nếu những yếu tố cơ bản của thông điệp nầy được truyền đến cho mọi người từ thời thơ ấu của họ.

Đơn giản như thế nầy: Cho dù bất cứ cái gì xảy đến hay không xảy đến, quý vị và mọi người chỉ là Chân Thức.

Cái thông tin căn bản của tất cả nhân loại cho tất cả đứa con trong tương lai của nó là phải như vậy.

Và, từ đó trở đi, bất cứ những gì người ta làm, bất cứ những gì người ta trải nghiệm, họ sẽ biết rằng đó là như vậy, đó là Thực Tại, và đó là điều tuyệt vời phải được Chứng Ngộ.

*

Thông điệp nầy nên được gửi tặng đến mọi chúng sanh, mà không có chi phí hoặc nghĩa vụ nào gắn liền.

Mọi người nên được biết thông điệp nầy, dù chỉ là một sự truyền miệng.

Để Chứng Ngộ cái Chân Lý của sự truyền miệng nầy đòi hỏi một diễn trình dày công.

*

Cá nhân muốn làm gì với thông điệp nầy là tùy theo cá nhân.

Nhưng cái thông tin cơ bản nầy—dù chỉ với những lời nói trên, và bất kể những lời nầy có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân vào một thời điểm nào—là một điều mà không ai nên bị “tước đoạt”.

Nó nên là một món quà cơ bản cho nhân loại.

Bất kể cả nhân sẽ làm gì với Thông Điệp nầy, it nhất Thông Điệp nên được gửi tặng đến mọi người, bất kể tình trạng trên thế giới như thế nào.

*

Tôi muốn mọi người biết điều này.

Tôi muốn mọi người nghe điều này.

Nó chỉ là một món quà.

Sự hiểu biết này—và tất cả mọi thứ mà đến từ nó, và tất cả mọi thứ liên kết với nó—nên trở thành nền tảng của nền văn hóa con người trong tương lai.

Sự hiểu biết này nên là nền tảng thực sự không thể phủ nhận được cho nền văn hóa tương lai của nhân loại.

Avatar Adi Da Samraj

Avatar Adi Da Samraj (1939-2008)

Adi Da được hàng ngàn người biết đến như là sự Hiện Diện Sống của Tình Thương Hoàn Hảo Tuyệt Đối.

Chính tình thương và lòng từ bi cho tất cả mọi người đã đưa ngài đến cỏi trần gian nầy, đó là lời tự thố lộ của ngài.

Cuộc đời của ngài trong cỏi trần nầy là để hoàn toàn tiết lộ Chân Lý cho con người, và chỉ con người cách sống trên nền tảng của Chân Lý.

Adi Da đã sống một cuộc sống cực kỳ khác thường, từ năm 1939 đến năm 2008.

Nhưng nghịch lý thay, cái nhận dạng thực sự của ngài không phải của một con người.

Ngài là sự Hiện Diện Vĩnh cửu của Tình Thương và Niềm Vui, và sự Hiện Diện nầy đã thể hiện trong hình dạng con người trong cỏi trần nầy, vào một thời điểm và trong một thời gian.

Ngài biểu lộ cái Năng lực Giác tha, giúp tha nhân tỉnh thức ra khỏi đau khổ và khó khăn, ra khỏi ảo tưởng và ràng buộc để đạt được Hạnh Phúc sâu đậm nhất và cái Tự Do rộng mở tâm hồn.

 

 

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *