MỎI VÀ ĐAU NHƯỢNG CHÂN

Bạn có khi nào mỏi hoặc đau nhượng chân không? Thỉnh thoảng ngồi khám bệnh tôi hay gặp những người đau hoặc mỏi vùng sau gối (nhượng chân).

Những bệnh nhân này đi khám bệnh uống thuốc, sau đó lại đau mỏi lại. Đau không nhiều nhưng mỏi và căng làm họ khó chịu. Thỉnh thoảng bản thân tôi cũng có lúc bị mỏi âm ỉ, kéo dài vùng nhượng chân.  Riêng tôi do không thích uống thuốc, chỉ uống khi rất cần thiết. Sau đó tôi tập một động tác sau đây để giải quyết hiệu quả tình trạng mỏi nhượng chân của mình.

Vùng này (nhượng chân=mặt sau gối) chủ yếu là các gân (dãy mô chắc nối cơ và xương) nối cơ sau đùi và cơ sau cẳng chân với xương. Khi bị viêm, các cơ và gân vùng này bị căng, gây mỏi và đau vùng sau gối.

Xin được giới thiệu với các bạn một động tác thể dục vô cùng đơn giản, làm mạnh các gân cơ vùng nhượng chân và có thể giải quyết được chứng mỏi và đau vùng nhượng chân (vùng sau khớp gối) của các bạn.

Các bạn đứng thẳng, một chân trước và một chân sau, 2 chân cách nhau bằng khoảng gần rưởi (1.5 lần) khoảng cách 2 vai, 2 bàn tay đặt sau thắt lưng. Bắt đầu rùn chân trước ra phía trước, nhượng (phía sau gối) của chân sau càng thẳng hơn (chú ý không được nhấc gót chân sau lên). Các bạn giữ tư thế này khoảng 10 tiếng đếm (như vậy là 1 lượt). Sau đó đổi chân.

Mỗi ngày các bạn chỉ cần tập 2 lần. Mỗi lần mỗi chân tập 5 lượt như vậy là đủ. Thường khoảng 10 ngày tình trạng đau mỏi nhượng chân (vùng sau gối) giảm hơn phân nửa. Sau đó các bạn có thể tiếp tục tập để tình trạng đau mỏi nhượng chân dần dần trở lại bình thường. Các bạn có thể vừa tập vừa phối hợp với toa thuốc mà bác sĩ đã ghi cho các bạn

Comments(8)
  1. Huyền 20 April 2020
    • BS HUỲNH HẢI 21 April 2020
  2. Lê Khánh Thủy 22 April 2020
    • BS HUỲNH HẢI 22 April 2020
      • Lê Khánh Thủy 2 May 2020
        • BS HUỲNH HẢI 3 May 2020
          • Lê Khánh Thủy 3 May 2020
          • BS HUỲNH HẢI 3 May 2020

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *