ĐAU NGỰC CHỮA BỤNG:
Thỉnh thoảng tôi gặp những cháu bé ( thường khoảng 5 đến 10 tuổi ) đến khám bệnh chỉ mỗi một triệu chứng. Đó là đau nhiều ở vùng ngực trái. Cháu bé không tiêu chảy, không ói, không sốt, ấn bụng không đau, không ho không sổ mũi. Khám không thấy bất thường ở đường hô hấp và tuần hoàn.
Trước đó cháu bé không xách, kéo, hoặc tập thể dục…và không lần nào có cơn đau ngực trái như trên. Bệnh nhân đến vào buổi tối. Tôi khám và cuối cùng là không tìm được nguyên nhân gây nên cơn đau ở vùng tim của cháu. Cho một liều thuốc giảm đau ( giảm đau ngoại vi: Paracetamol…) và đề nghị buổi sáng nên đưa cháu đo điện tâm đồ.
Mẹ cháu theo đúng lời dặn. Trưa hôm sau mẹ dẩn cháu đến tái khám và đưa kết quả điện tâm đồ là bình thường. Mẹ bé nói, hôm qua cháu về nhà, chưa kịp uống thuốc thì bé đã nôn ra rất nhiều thức ăn, và cơn đau vùng ngực trái hết ngay. Mẹ cháu còn cho biết trước khi cơn đau xảy ra thì cháu có ăn no.
Tôi ngạc nhiên một lúc rồi biết một điều thú vị. Xin các bạn xem lại hình cơ thể học ở cạnh bên sẽ thấy cơ hoành là một lớp cơ ngăn cách giữa ngực và bụng. Ngay bên dưới của mỏm tim là dạ dày.
Khi dạ dày đầy thức ăn và hơi thì thể tích dạ dày tăng lên. Tình trạng này sẽ đẩy lên phía trên, bên trái lồng ngực và tim sẽ bị ảnh hưởng tạo ra cơn đau giống hệt như cơn đau thắt ngực trái của người bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
Sau này gặp những cháu bé có tình trạng trên, tôi chỉ cần cho thuốc làm giảm áp lực ở dạ dày thì cháu bé hết đau ngực trái ngay. Đúng là “ đau Nam chữa Bắc! ”
Các bạn cũng có thể không cần xử dụng thuốc. Các bạn chỉ cần thực hiện động tác đấm bụng trong đề mục “ Cách cắt cơn đau thắt ngực trái trong bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim ” là cơn đau ngực trái của cháu có thể dừng lại